Bản Lầu là địa danh được phiên âm theo tiếng Hán từ cách gọi Bản Láo, nghĩa là Bản Lớn của người Giáy. Đây là xã biên giới khu vực hạ huyện, là cửa ngõ phía Nam của Mường Khương. Ngày 12/7/1907, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lào Cai gồm 2 châu Thủy Vĩ, Bảo Thắng và các đại lý: Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà, Sa Pa và thị xã Lào Cai. Thời điểm đó, Bản Lầu thuộc đại lý Mường Khương. Năm 1944, đại lý Mường Khương được thành lập 2 châu: châu Mường Khương và châu Bản Lầu. Châu Bản Lầu khi ấy gồm các xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Bản Cầm, Bản Phiệt. Năm 1946, chính quyền đổi châu thành huyện, Bản Lầu trở thành 1 trong 8 huyện của tỉnh Lào Cai. Đến tháng 11/1950, huyện Bản Lầu sắp nhập với huyện Mường Khương và lấy tên chung là Mường Khương. Theo các tài liệu ghi chép, thời kì công xã, phong kiến, cư dân Bản Lầu duy trì nền sản xuất tự nhiên với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Năm 1954, xã Bản Lầu đã xây dựng một số cơ sở chế biến, đúc rèn, sản xuất vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 đã khiến Bản Lầu nói riêng và các xã biên giới Mường Khương nói chung bị tàn phá hoàn toàn, trở thành “vành đai trắng” và mất một giai đoạn dài sau đó cho công cuộc khôi phục. Bước lên từ “đống đổ nát”, Bản Lầu dần “chuyển mình” khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991. Kinh tế của Bản Lầu phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp, dịch vụ và thủ công nghiệp. Là xã vùng biên nên cư dân Bản Lầu có sự giao thương hàng hóa cũng như học tập kinh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng sản xuất chuối, dứa dần được hình thành, đưa kinh tế, xã hội người dân địa phương này phát triển nhanh, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn của huyện Mường Khương. Ông Hoàng Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Bản Lầu có thể coi là “cái nôi” của sản xuất chuối, dứa hàng hóa. Thời kì “hoàng kim” nhất của xã Bản Lầu là giai đoạn 10 năm trước đến nay, kinh tế, xã hội của địa phương có sự phát triển vượt bậc. Năm 2015, Bản Lầu được công nhận là xã nông thôn mới, là địa phương “về đích” sớm nhất của huyện. Diện mạo nông thôn Bản Lầu ngày càng có những đổi thay tích cực, hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng văn minh, hiện đại, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, Bản Lầu là một trong những xã sản xuất nông nghiệp hàng hóa trọng điểm của huyện với hơn 1.000 ha dứa, hơn 400 ha chè, 400 ha quế… Những năm tới, Bản Lầu sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa với những cây trồng chủ lực, thế mạnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bản Lầu quyết tâm duy trì sự phát triển, phấn đấu sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao.
Bản Lầu là địa danh được phiên âm theo tiếng Hán từ cách gọi Bản Láo, nghĩa là Bản Lớn của người Giáy. Đây là xã biên giới khu vực hạ huyện, là cửa ngõ phía Nam của Mường Khương. Ngày 12/7/1907, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lào Cai gồm 2 châu Thủy Vĩ, Bảo Thắng và các đại lý: Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà, Sa Pa và thị xã Lào Cai. Thời điểm đó, Bản Lầu thuộc đại lý Mường Khương. Năm 1944, đại lý Mường Khương được thành lập 2 châu: châu Mường Khương và châu Bản Lầu. Châu Bản Lầu khi ấy gồm các xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Bản Cầm, Bản Phiệt. Năm 1946, chính quyền đổi châu thành huyện, Bản Lầu trở thành 1 trong 8 huyện của tỉnh Lào Cai. Đến tháng 11/1950, huyện Bản Lầu sắp nhập với huyện Mường Khương và lấy tên chung là Mường Khương. Theo các tài liệu ghi chép, thời kì công xã, phong kiến, cư dân Bản Lầu duy trì nền sản xuất tự nhiên với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Năm 1954, xã Bản Lầu đã xây dựng một số cơ sở chế biến, đúc rèn, sản xuất vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 đã khiến Bản Lầu nói riêng và các xã biên giới Mường Khương nói chung bị tàn phá hoàn toàn, trở thành “vành đai trắng” và mất một giai đoạn dài sau đó cho công cuộc khôi phục. Bước lên từ “đống đổ nát”, Bản Lầu dần “chuyển mình” khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991. Kinh tế của Bản Lầu phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp, dịch vụ và thủ công nghiệp. Là xã vùng biên nên cư dân Bản Lầu có sự giao thương hàng hóa cũng như học tập kinh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng sản xuất chuối, dứa dần được hình thành, đưa kinh tế, xã hội người dân địa phương này phát triển nhanh, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn của huyện Mường Khương. Ông Hoàng Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Bản Lầu có thể coi là “cái nôi” của sản xuất chuối, dứa hàng hóa. Thời kì “hoàng kim” nhất của xã Bản Lầu là giai đoạn 10 năm trước đến nay, kinh tế, xã hội của địa phương có sự phát triển vượt bậc. Năm 2015, Bản Lầu được công nhận là xã nông thôn mới, là địa phương “về đích” sớm nhất của huyện. Diện mạo nông thôn Bản Lầu ngày càng có những đổi thay tích cực, hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng văn minh, hiện đại, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, Bản Lầu là một trong những xã sản xuất nông nghiệp hàng hóa trọng điểm của huyện với hơn 1.000 ha dứa, hơn 400 ha chè, 400 ha quế… Những năm tới, Bản Lầu sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa với những cây trồng chủ lực, thế mạnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bản Lầu quyết tâm duy trì sự phát triển, phấn đấu sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao.
Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.
Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.
KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn./.