Mậu dịch theo nghĩa Hán Việt nghĩa là "mua bán". Gió mậu dịch được gọi là mậu dịch hoặc tín phong (tín nghĩa là tin tưởng) là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.
Mậu dịch theo nghĩa Hán Việt nghĩa là "mua bán". Gió mậu dịch được gọi là mậu dịch hoặc tín phong (tín nghĩa là tin tưởng) là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.
Gió mậu dịch là loại gió thường thổi trong các miền cận xích đạo với phạm vi hoạt động ở vĩ độ 300 về phía xích đạo. Nguyên nhân hình thành gió mậu dịch là do sự chênh lệch về lượng khí áp từ vùng khí áp cao xuống vùng khí áp thấp (từ chí tuyến xuống xích đạo).
Thời gian hoạt động của gió mậu dịch: quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè. Tính chất của gió: khô và ít mưa.
Xem thêm: Gió mùa là gì? Ảnh hưởng của gió mùa tới đời sống như thế nào?
Gió Tây ôn đới là loại gió thường thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 360.
Hướng gió chính là từ Tây sang Đông, theo đó, gió thổi ở bán cầu Bắc theo hướng Tây Nam và ở bán cầu Nam theo hướng Tây Bắc.
Thời gian hoạt động của gió: gió thổi quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa đông khi áp suất ở các cực thấp hơn. Còn vào mùa hè, loại gió này hoạt động yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn. Tính chất của gió: do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới nên loại gió này thường mang theo độ ẩm cao và lượng mưa lớn.
Gió Đông cực là loại gió thổi từ vùng áp suất cao ở Bắc cực và Nam cực về phía áp suất thấp trong vùng gió Tây với phạm vi hoạt động từ vĩ tuyến 900 Bắc và Nam về vĩ tuyến 600 Bắc và Nam. Hướng gió chính của loại gió này là từ Đông sang Tây theo hướng Đông Bắc và Đông Nam.
Thời gian hoạt động của gió: quanh năm nhưng hoạt động yếu và không đều. Tính chất: lạnh và khô.
Gió địa phương là loại gió thổi từ các vùng khác nhau khi đến mỗi vùng đất sẽ chịu ảnh hưởng địa hình mà có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Gió địa phương bao gồm gió biển, gió đất và gió phơn. Trong đó:
Gió biển, gió đất là loại gió được hình thành từ ven biển với hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày, hướng gió thổi từ biển vào đất liền, ngược lại vào ban đêm thì gió sẽ thổi từ đất liền ra biển nên tính chất của hai loại gió cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua những dãy núi hay vùng cao. Loại gió này sẽ mang theo độ ẩm cao nhưng khi vượt qua dãy núi sẽ bị chặn lại và biến thành khô, nóng.
Tại Việt Nam, gió phơn Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió Tây) sẽ hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu hạ. Nguồn gốc của loại gió này từ Bắc Ấn Độ Dương sau khi vượt qua dãy núi Trường Sơn sẽ bị biến đổi tính chất, tạo nên sự khác biệt về thời tiết giữa hai bên dãy núi. Trong đó, sườn Tây (sườn đón gió) có tính chất ẩm, còn sườn Đông (sườn khuất gió) thì có tính chất nóng và khô.
Ngoài ra, ở nước ta cũng tồn tại hai loại gió đặc trưng của mùa đông và mùa hè là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc (gió bấc). Trong đó:
Đọc thêm: Vì sao có tên gọi là “gió mùa Đông Bắc”?
Gió tín phong hay còn gọi là gió mậu dịch, cả 2 tên gọi này đều phổ biến như nhau. Tuy nhiên, từ mậu dịch được sử dụng trong ngôn ngữ tự nhiên nhiều hơn, ngược lại tín phong được sử dụng trong các văn bản khoa học.
Tìm hiểu gió tín phong là gì và kiến thức liên quan giúp bạn hiểu thêm về các điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Cập nhật thêm các tin tức về thời tiết mỗi ngày tại website để thuận tiện cho mọi sinh hoạt và đời sống.
B. áp cao chí tuyến về Xích đạo.
(QBĐT) - Mùa hè năm nay, do thời tiết có sự biến đổi nên gió Lào thổi muộn. Những người già cứ nhìn nhau thắc mắc. Có cụ nói, không có gió Lào thì càng thích chơ răng, nóng hập hập chứ báu bổ chi. Nhưng cũng có cụ lặng im, mắt nhìn về dãy Trường Sơn xa xôi, có gì đó vừa ngóng đợi vừa luyến tiếc.
Ừ, thì đành rằng gió Lào thổi về là mang đến bao nhiêu nỗi thống khổ. Nhưng khổ lắm cũng thành quen, quen riết rồi, khi thiếu lại thấy nhớ. Tôi ngồi uống trà với các cụ nên cũng xen vào câu chuyện. Chả thế mà nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, một người con sinh ra bên dòng Gianh đã viết: “Tôi khổ vì gió Lào nhưng tôi cũng yêu cái gió tai quái này. Bởi vì nó là thứ gió thổi suốt sáu tháng trong một năm trên quê hương tôi. Thấm thía cái nghèo, cái khổ của quê nhà, tôi mới viết được câu thơ như thế này: Thóc gầy trông mãi cũng quen/Gió Lào thổi lắm thành tem bảo hành...”.
Tôi thích thú ba chữ “tem bảo hành” trong câu thơ cuối. Bởi gió Lào đã trở thành “thương hiệu” thành “đặc sản” của miền Trung. Bởi dù anh đi đâu, ở đâu, nếu đã giới thiệu mình là người Quảng Bình, mà lại ú ớ về gió Lào thì chắc chắn là người nói láo. Nếu không, anh cũng chỉ là người có gốc gác mà thôi.
Nói gió Lào là “đặc sản” của miền Trung, nhưng riêng ở Quảng Bình, chí ít là vùng ven sông Gianh vẫn có sự khác biệt. Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì: “Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam-Đông Bắc qua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều”. Tuy nhiên, ở cái vùng đất Ba Đồn, rất nhiều năm, ngay đầu tháng 2 âm lịch gió Lào đã thổi sàn sạt. Không chỉ thổi từ “8-9 giờ sáng đến chiều tối” đâu mà thậm chí, gió Lào có khi còn thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài kỷ lục đến cả nửa tháng.
Những kỷ niệm xót chua về gió Lào thuở ấu thơ, cũng khiến tôi không bao giờ quên được. Đó là giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, lúc bấy giờ, chưa có khoán 100, hợp tác xã mất mùa thường xuyên nên đói lắm. Mùa gió Lào thổi khi lúa chiêm chưa chín, ngày dài dằng dặc càng kéo dài thêm cơn đói. Thậm chí, đến mùa thu hoạch cũng chỉ đươc mấy chục cân thóc mà thôi, đói vẫn hoàn đói. Bữa ăn chính chủ yếu toàn khoai. Sáng sớm, mẹ tôi luộc một nồi khoai để cho 8 đứa con ăn cả ngày. Ba tôi ăn vội vài củ, xách theo cái ấm nhôm nước, đập trâu đi cày. Mẹ ngồi may nón ngáp đỏ con mắt. Đêm hôm qua, mẹ đã thức suốt đêm để chờ ngọn gió Lào tắt, mới ủ được chùm lá nón cho dịu cơn khô, mới có thế bóc ra và ủi bóng được.
Gần trưa, khi gió Lào tăng tốc, thổi những cơn nóng hầm hập, hất tung cả mái tranh, bụi đường bay mù mịt thì người ta báo tin ba tôi say nắng, ngất xỉu ngoài đồng. Ba tôi vốn người gầy yếu, nghề nghiệp chính là may mặc. Nay vì áp lực phải đi cày, phải tiếp xúc với cái nóng kinh khủng của gió Lào, lại còn đói nữa nên không chịu nổi. Mẹ tôi vét thùng còn nửa lon gạo, chắt nước cơm sôi, lại xin mấy thìa đường của bà cô làm ở thương nghiệp, khuấy đều. Ba tôi uống và tỉnh hẳn. Những ký ức này đã hình thành nên bài thơ “Gió Lào” từng đăng trên Báo Quảng Bình: “Nóng từ mặt đất nóng lên/Hay là theo gió nóng trên nóng về/Bụi mù bủa lưới làng quê/Mặt hồ bốc khói bờ đê rộp phồng/Cha theo cày ải ngoài đồng/Đất nâu tóe lửa cháy lòng bàn chân/Con trâu sủi bọt lũi lầm/Mỏi mong hạt lúa chín dần giấc mơ…”.
Một tai họa nữa mà gió Lào thường mang đến cho mảnh đất nghèo quê tôi đó là “Cháy nhà”. Quê tôi sau chiến tranh đa số là nhà tranh vách đất. Nghề làm nón phải trải qua giai đoạn chế biến lá nón mà đa số là cần đến lửa. Dù cẩn thận đến mấy thì mùa gió Lào nào cũng có những tiếng thét thất thanh “Bớ làng ơi cháy nhà!”. Trận cháy nhà khủng khiếp nhất mà tôi chứng kiến là nhà bác sát bên cạnh. Đau thương, mất trắng, cùng kiệt. Nó ám ảnh tuổi thơ tôi đến mức, sau này cứ thấy lửa là giật mình.
Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần gió Lào “lên cơn” thổi ào ạt ngày đêm, mẹ tôi lại chắp tay, ngước mặt nhìn trời phía Tây cầu nguyện: “Gió Lào ơi, xin đừng thổi nữa!”.
Ngày nay, gió Lào vẫn thổi, nhưng không còn “tai họa” như xưa nữa. Thiếu nước thì đã có giếng khoan, nước máy. Nóng thì đã có quạt gió điều hòa. Ruộng đã có máy cày, lúa gạo ăn không hết. Quê tôi cũng không mấy ai làm nón nữa rồi và đều nhà bê tông cốt sắt, khó cháy lắm. Nhưng những bậc cùng lứa với ba mẹ tôi thì đều đã về với đất. Chiều hôm qua, ra thắp hương ba mẹ ngoài đồng, gió Lào mạnh đến nỗi hương không cháy được. Nhìn những ngôi mộ cỏ nằm rạp dưới gió, tôi bỗng nhớ lời mẹ tôi nguyện cầu: “Gió Lào ơi đừng thổi nữa”.
Ngày hôm nay, tôi quyết định mang máy tính ra ngồi đầu ngọn gió Lào để viết những dòng ký ức này.
Như đất, nước, không khí… gió tồn tại khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống con người và sinh vật trên Trái Đất. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ thực sự gió là gì, có mấy loại gió cũng như nguyên nhân sinh ra gió là gì?
Gió là gì? Gió có tên tiếng Anh là Wind, là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn ở trong không gian.
Đối với Trái Đất, gió chính là những luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. Còn đối với không gian, gió Mặt Trời là những chất khí hoặc các hạt điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động. Trong khi đó, gió lưu vực được hình thành khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hoá học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh đi vào không gian.