Tiếp Tục Giảm 2 Thuế Giá Trị Gia Tăng

Tiếp Tục Giảm 2 Thuế Giá Trị Gia Tăng

Cụ thể, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Cụ thể, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

(i) Cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT (trừ trường hợp (ii) và (iii) bên dưới) đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Riêng các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cục trưởng Cục Thuế có thể phân công cho Chi cục Thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số thuế được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số thuế được hoàn; dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); sau đó Chi cục Thuế chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cục Thuế để tiếp tục thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.

(ii) Cục Thuế nơi người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư của người nộp thuế.

(iii) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.

(Căn cứ khoản 2 Điều 27 Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC và khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BTC), doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) trong các trường hợp sau:

1.1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Ví dụ 1: Công ty cổ phần A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 1/2023 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 100 triệu đồng thì công ty A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 2/2023. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 2/2023, quý 3/2023 và quý 4/2023 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì công ty cổ phẩn A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 1/2024 và các kỳ tính thuế tiếp theo.

1.2. Hoàn thuế đối với dự án đầu tư

Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(i) Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT, trừ trường hợp sau đây không được hoàn thuế GTGT:

- Dự án đầu tư nêu tại Mục 2.1 bên dưới.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư cũng thuộc đối tượng được hoàn thuế đối với dự án đầu tư nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

- Dự án mới nêu trên bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư.

- Cơ sở kinh doanh phải thực hiện kê khai thuế GTGT riêng đối với dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (nếu có). Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào lũy kế của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT.

- Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế GTGT.

(ii) Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc các trường hợp sau thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nêu tại trường hợp (i) của Mục 1.2 này. Cụ thể:

- Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.

- Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành chưa phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.

- Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành không phải có giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.

1.3. Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

(i) Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Trường hợp trong tháng, quý mà số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

- Trường hợp trong tháng/quý, cơ sở kinh doanh vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán tiêu thụ nội địa thì phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ tính thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Lưu ý: Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

- Đối tượng được hoàn thuế GTGT trong một số trường hợp xuất khẩu như sau:

+ Cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu;

+ Cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài đối với trường hợp gia công chuyển tiếp;

+ Doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.

+ Cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

(ii) Việc hoàn thuế GTGT sẽ được cơ quan thuế thực hiện trước và sau đó mới thực hiện việc kiểm tra đối với:

- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với một trong các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian 02 năm liên tục;

- Người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1.4. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

- Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.

Ví dụ 2: Năm 2022, công ty A, trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn lại trong tháng 8/2022 là 500 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2023 công ty A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì:

+ Trong giai đoạn công ty A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn.

+ Hai mươi (20) ngày trước khi công ty A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2023, công ty thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì công ty A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn).

+ Đối với những tài sản không bán ra, công ty A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.

1.5. Hoàn thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo

- Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.

Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

1.6. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet