Copyright © 2020 VinBDI. All Rights Reserved
Copyright © 2020 VinBDI. All Rights Reserved
Tòa nhà văn phòng 72 Vũ Phạm Hàm tọa lạc tại số 72 Vũ Phạm Hàm, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một trong những vị trí trung tâm nhất của khu đô thị Trung Yên và khu đô thị Yên Hòa đây được coi là vị trí vàng của văn phòng cho thuê Hà Nội.
Tòa nhà 72 Vũ Phạm Hàm được bắt đầu khởi công xây mới vào năm 2024 với quy mô 8 tầng. Tòa nhà có diện tích 152m2, mặt tiền rộng 5.6m. Tòa nhà được xây dựng với kiến trúc tân cổ điển và thiết kế theo phong cách mới nhất , thiết kế giúp tối ưu hóa không gian sử dụng và tạo điều kiện làm việc thoải mái cho nhân viên. Tòa nhà cung cấp các tiện nghi và dịch vụ chất lượng bao gồm từ điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, thang máy tốc độ cao và hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và an toàn.
– Tòa nhà sử dụng phong cách kiến trúc tân cổ điển, sử dụng các vật liệu hiện đại như kính, thép, bê tông để tạo nên một không gian mở, tối giản và hiện đại.
– Ánh sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên để tối ưu hóa sức khỏe và tâm trạng của nhân viên.
– Không gian mở: Cho phép nhân viên tương tác với nhau dễ dàng hơn, đồng thời tạo ra cảm giác không gian rộng lớn, thoáng đãng.
– Cảnh quan xanh: Tạo ra một môi trường làm việc có cảnh quan xanh, gần gũi với thiên nhiên để giảm căng thẳng cho nhân viên.
– Sử dụng công nghệ tiên tiến: Tích hợp các công nghệ tiên tiến như hệ thống điều hòa không khí. Hệ thống thông gió. Hệ thống chiếu sáng tiên tiến, hệ thống an ninh thông minh, v.v.
– Sự linh hoạt và đa dạng: Phù hợp với nhiều loại hình công việc và nhu cầu khác nhau của các công ty và tổ chức. Từ các công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn đa quốc gia.
Tòa nhà 72 Vũ Phạm Hàm có quy mô xây dựng 8 tầng với : 1 tầng bán hầm; 1 tầng lửng; 5 tầng nổi; 1 tầng tum. Cụ thể như sau:
– Tầng bán hầm: Để các loại xe từ 7 chỗ trở xuống. Bố trí đường đi riêng cho khối nhà ở, để không ảnh hưởng đến khối văn phòng. Tận dựng gầm cầu thang bố trí phòng bơm PCCC. Phòng bơm nước sinh hoạt toà nhà. Bể phốt
– Tầng 1, tầng lửng đến tầng 5: Để thông sàn, mục đích làm văn phòng. Khu vệ sinh riêng biệt Nam Nữ
– Tầng 6 : Thiết kế 1 phòng ngủ Master, phòng ngủ khép kín + 1 phòng sinh hoạt chung
– Tầng tum: Khu bếp + ăn + phòng khách đẹp + phòng thờ
– Trên mái tận dụng làm chỗ phơi – giặt – tập thể dục hay không gian cafe
– Tại các cửa thang bộ các tầng lắp cửa chống cháy.
Xem thêm một số tòa nhà văn phòng khác khu vực Cầu Giấy tại đây !
Nhấp vào đây để xem các video của Nhà Mặt Phố Hà Nội
Quý khách hàng có quan tâm về tòa nhà xin vui lòng liên hệ 0969 553 135 để được tư vấn chi tiết nhất. Xin chân thành cảm ơn !!!
Xung quanh vấn đề này, Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF, Tập đoàn Vingroup đã có buổi trao đổi với báo chí về hành trình của VINIF trong 5 năm vừa qua.
Phóng viên (PV): Điểm khác biệt của quỹ VINIF là gì thưa ông?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tư tưởng chủ đạo của VINIF là làm sao tạo được một cơ chế làm việc hợp lý, minh bạch và văn minh. Qua môi trường này, chúng tôi mơ ước có thể truyền cảm hứng để tạo ra một lớp nhà khoa học trẻ có năng lực, trung thực và có trách nhiệm xã hội.
Quỹ cố gắng giúp các nhà khoa học ưu tú những điều kiện tốt nhất, nhất là về tài chính, để họ có thể hoàn thành các mục đích của họ và các điều kiện đó tới được họ với thủ tục hành chính đơn giản và đúng hạn. Các nhà khoa học làm chủ các thành tựu của họ và được tạo điều kiện đăng ký các bằng phát minh ở nước ngoài để ghi dấu ấn cho nền khoa học Việt Nam.
5 năm qua, các chương trình tài trợ của chúng tôi đã thu hút được sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cao hơn nữa là sự theo dõi sát sao từ các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Chúng tôi hy vọng đây là tiền đề để tạo ra những bước ngoặt lớn hơn trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
PV: Ông có thể đưa ra một ví dụ về việc quỹ có thể thay đổi tư duy của giới trẻ về làm khoa học?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ cơ bản nhất là vấn đề học bổng cho tiến sĩ. Cách đây 6-7 năm anh Hoàng Minh Sơn, lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa và hiện tại là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chia sẻ với tôi, trường Bách Khoa là trường điểm của Việt Nam, đầu vào của sinh viên rất tốt nhưng mà sau đại học gần như không ai đăng ký cả, điều này rất lạ. Lý do là mọi người nghĩ chỉ lấy thêm một tấm bằng mà việc lấy thêm tấm bằng ấy rất tốn kém. Nếu không có học bổng thì sinh viên sau đại học phải đi kiếm việc nuôi sống mình, việc ấy khiến chất lượng đào tạo không thể cao. Việt Nam mà làm hai việc như thế thì có thể kéo dài đến 20 năm. Như chúng tôi học tiến sĩ ở nước ngoài trong vòng 4-5 năm chỉ có mỗi nghiên cứu thôi không làm gì khác cả.
Sau khi có học bổng đủ cho sinh viên sống một cách cơ bản thì số lượng sinh viên đăng ký học sau tiến sĩ tại Đại học Bách Khoa tăng lên rất cao. Bây giờ đã tạo thành một trào lưu, một quan niệm làm tiến sĩ là một nghề. Nghề ấy, bằng ấy sẽ bắt đầu cho một hành trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn, rất dài về sau chứ không phải lấy bằng ấy để lên chức hay gì cả. Tôi nghĩ đấy là quan niệm đúng đắn về việc làm khoa học.
PV: Có ý kiến cho rằng nhà khoa học phải có tư duy của doanh nghiệp, doanh nhân. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đó là tùy theo mảng hay lĩnh vực khoa học mình làm như thế nào. Làm khoa học cơ bản thì không cần tư duy của doanh nhân. Làm khoa học ứng dụng thì chưa hẳn cần tư duy như một doanh nhân mà chỉ cần tư duy như một người có ý tưởng ứng dụng, tức là họ muốn sản phẩm ấy phải có giá trị thật. Còn bước triển khai thì mới thực sự là phải tư duy hơi giống doanh nhân một chút để có thể thấy sản phẩm này nó đang ở đơn vị 1-2 sản phẩm trong phòng thí nghiệm thì nhân lên 1 ngàn hay 10 ngàn sản phẩm thì có giá trị thực tế hay lãi suất thực tế không.
PV: Theo ông, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có nên huy động các nguồn lực để lập các quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của khoa học tại Việt Nam không?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đấy là một việc rất nên làm. Thứ nhất là cho đất nước nói chung, thứ hai là nó cũng có lợi ích riêng cho các tập đoàn. Việc các tập đoàn ủng hộ nghiên cứu có hai loại, các tập đoàn mở ra các cơ quan nghiên cứu của họ hoặc mở ra các quỹ ủng hộ nghiên cứu của xã hội nói chung thì cả hai cách đấy đều nên làm.
PV: Phần thưởng lớn nhất đối với ông nói riêng hay quỹ VINIF nói chung sau 5 năm là gì?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Rất nhiều nhà khoa học bây giờ đã lấy việc được học bổng hay tài trợ của VINIF như một chuẩn mực trong hồ sơ của mình. Khi họ được học bổng hay tài trợ của VINIF thì bản thân giá trị công trình của họ có được sự minh chứng. Và hơn hết là tự hào của những nhà khoa học khi họ được tài trợ hay học bổng của VINIF. Đó chính là mục đích mà chúng tôi hướng đến để việc tài trợ có sự uy tín và sự thay đổi nhất định trong việc làm khoa học. Sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu đó là phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi.
Điều chúng tôi cảm thấy được nhất là sự thay đổi văn hóa làm khoa học như thế nào và làm khoa học để làm gì? Đó là một quá trình dài và nó cũng phải đấu tranh với những quan niệm khác theo tôi là không đúng đắn. Theo tôi, đó là một quá trình cần sự bền bỉ nhất định nhưng một khi thành công thì đó sẽ là một nền tảng rất tốt để toàn xã hội phát triển. Tất cả các xã hội phát triển, các nước tiên tiến họ đều dựa trên một lực lượng làm khoa học mà có văn hóa làm khoa học đúng đắn. Đấy là cái thay đổi lớn nhất chúng tôi muốn mang đến.
PV: Từ thành công 5 năm đầu tiên của VINIF, ông có thể cho biết về kế hoạch sắp tới của quỹ?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Kế hoạch của chúng tôi luôn luôn tùy theo nhu cầu của giới khoa học. Tôi có giới thiệu 7 chương trình khác nhau của quỹ nối nhau theo từng năm chứ không phải từ lúc mở ra là có ngay nên kế hoạch sẽ tùy theo sự đón nhận của giới khoa học hiện nay.
Chúng tôi hy vọng VINIF ngày càng tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong xã hội, nhất là trong đời sống khoa học và tác phong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng. Việc tạo nên một nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học và của việc nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học và cũng một phần là trách nhiệm xã hội của họ. Quỹ VINIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Hà Văn!