Tình Hình Đất Nước Việt Nam

Tình Hình Đất Nước Việt Nam

“Việt Nam con Rồng tỉnh giấc” (Viêtnam, le réveil du dragon) là tên của phóng sự vừa được kênh truyền hình Pháp “France 3” phát tối 23/5 vào khung giờ vàng của mình. Phóng sự giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên cũng như các phong tục tập quán đặc sắc của nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong đó có một phần nói về Hà Nội với cây cầu Long Biên và sông Hồng.

“Việt Nam con Rồng tỉnh giấc” (Viêtnam, le réveil du dragon) là tên của phóng sự vừa được kênh truyền hình Pháp “France 3” phát tối 23/5 vào khung giờ vàng của mình. Phóng sự giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên cũng như các phong tục tập quán đặc sắc của nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong đó có một phần nói về Hà Nội với cây cầu Long Biên và sông Hồng.

ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo đối tác

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,7 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,15 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với gần 2,1 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,98 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,9%) và GVMCP (chiếm 70,9%). Hà Nội dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,3%)

ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo tháng

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,3%) và số lượt giao dịch GVMCP (chiếm 41,9%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 66,8%).

ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo địa phương

Tính lũy kế đến tháng 10 năm 2024, cả nước có 41.501 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 492,26 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 316,76 tỷ USD, bằng 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

(chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 41,67 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).

[1] Đầu tư của Singapore chủ yếu là đầu tư mới và điều chỉnh vốn, chiếm tương ứng 63,8% và 26,8% tổng vốn đầu tư của Singapore trong 10 tháng.

[2] Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn (Singapore) tại Bắc Ninh điều chỉnh mở rộng dự án thêm 1,07 tỷ USD.

Cơ cấu ĐTNN 10 tháng năm 2024 theo ngành

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023[1]. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,61 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư, tăng

5,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%) và GVMCP (chiếm 25,7%).