cách kiếm tiền online voz© All rights reserved.
cách kiếm tiền online voz© All rights reserved.
Vào tháng 4 năm 2013, các thành viên VOZ đã tố cáo hành vi lừa đảo của người dùng "Kenny Zeng", "Lặng lẽ yêu em" vì lấy hình ảnh từ Facebook của người khác để mạo danh và rao bán iPhone, iPad. Đến chiều ngày 21 tháng 10 năm 2013, Công an thành phố Cần Thơ đã bắt giữ Bùi Thanh Phong (sinh năm 1980), theo đó, Phong khai nhận từng lừa đảo trên 150 người với số tiền lên đến hơn 500 triệu đồng.[12]
(ĐTTCO) - Ngày 24-4, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia bất ngờ nâng lãi suất ngắn hạn lên 6,25%/năm nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm. Đây cũng là lần nâng lãi suất đầu tiên của Indonesia kể từ tháng 10-2023.
Thực ra với những người theo dõi diễn biến tỷ giá của các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, diễn biến này là sớm muộn mà thôi, vì NHTW Indonesia “không nhiều lựa chọn”.
Như một số phân tích trước đó vào ngày 16-4 trên Reuters: “Đồng rupiah của Indonesia lao dốc đã làm thay đổi kế hoạch chính sách, và nền kinh tế Indonesia đang chuẩn bị cho việc nới lỏng tiền tệ vào cuối năm nay”. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh ngoài mong đợi của đồng tiền nước này, buộc NHTW Indonesia “phải miễn cưỡng tăng lãi suất vào 24-4”.
Tình huống của Indonesia là tình huống chung của nhiều nước châu Á hiện nay. Bởi triển vọng lãi suất đồng USD duy trì “cao hơn trong thời gian lâu hơn”, đang gây khó cho nhiều nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu, bao gồm các nước ở châu Á.
Điều này cũng dễ hiểu, vì 4 năm trước nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã mua trái phiếu định giá bằng đồng Rupiah, do mức chênh lệch lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm nước này với trái phiếu Chính phủ Mỹ cùng kỳ hạn lên đến gần 7,5%. Còn hiện tại chênh lệch đó dưới 2%.
Một số nước khác như Trung Quốc khó khăn hơn, khi đã buộc phải cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thì Mỹ lại giữ lãi suất lâu hơn dự kiến, khiến cho áp lực lên đồng nội tệ càng tăng thêm. Tình huống của Nhật Bản còn tệ hơn với lãi suất quá thấp của đồng yên, vì vậy đồng yên Nhật liên tục trượt giá xuống những mức thấp nhất 34 năm, có lúc vượt mốc 160 yên đổi một USD.
Nhưng không phải nước nào cũng có thể tăng lãi suất như Indonesia. Ví dụ như trong trường hợp của Nhật, NHTW nước này vẫn muốn giữ nguyên lãi suất để tiếp tục quan sát. Các NHTW ở châu Á nói riêng và thị trường mới nổi nói chung đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Một mặt, họ muốn tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, điều một số nước ở Mỹ Latin và Trung Quốc đã làm, bởi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt nhiều khó khăn và những bất ổn về địa chính trị đang tạo thêm sức ép mới. Mặt khác, việc USD ngày một mạnh lên đã khiến nhiều nước bối rối không biết có nên cắt giảm lãi suất tiếp hay không.
Chủ động thay vì bị động chờ Fed
Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF, cho rằng “kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách lãi suất của Fed đã dao động trong những tháng gần đây, do các yếu tố không liên quan đến nhu cầu ổn định giá cả ở châu Á. Chúng tôi khuyến nghị các NHTW châu Á tập trung vào lạm phát trong nước, tránh đưa ra các quyết định chính sách phụ thuộc quá mức vào các động thái được dự đoán của Fed”.
Bài toán của các NHTW ở thị trường mới nổi châu Á lúc này: “Liệu có nên trì hoãn cắt giảm lãi suất, thậm chí tăng lãi suất trở lại để chặn đứng các lệnh đặt cược đồng tiền nước mình tiếp tục giảm giá của giới đầu cơ hay không? Nếu không phát tín hiệu giảm chênh lệch lãi suất, lệnh đặt cược đồng tiền mất giá sẽ càng nhiều, cộng thêm hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá mạnh lên, sẽ tạo ra nhiều áp lực đẩy đồng nội tệ các nước này mất giá”.
Đây là tình huống có thể nhìn thấy với đồng nhân dân tệ, yên Nhật và won Hàn Quốc, nhưng cũng tồn tại với những đồng tiền ít được chú ý hơn, bao gồm cả VNĐ. Một câu hỏi khác là “liệu có nên sử dụng dự trữ ngoại hối để bán ra can thiệp, nhằm giữ cho đồng nội tệ không giảm quá mạnh nữa hay không”?
Trong tuần qua, đã có những tín hiệu can thiệp của NHTW Nhật Bản để hạn chế đồng yên biến động quá “bất thường”, như cách mà quan chức Nhật cảnh báo thị trường. Thế nhưng, các nhà kinh doanh tiền tệ cũng nhận ra các NHTW không thể can thiệp mãi vì dự trữ ngoại hối hạn chế.
Các nhà kinh doanh tiền tệ cho biết, các vị thế bán đồng Yên vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2007, cho thấy các nhà đầu cơ vẫn chưa sợ hãi trước những cảnh báo chính thức lẫn các tin đồn về chuyện NHTW bán USD để can thiệp. Paul Mackel, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của HSBC, cho biết hiện tượng này giống như các NHTW thừa nhận “chúng tôi lắng nghe bạn, nhưng chúng tôi không thể làm được gì nhiều”.
Chính sách tiền tệ của Fed không dễ dàng nữa
Chủ tịch Powell phát đi cảnh báo “lạm phát vẫn còn quá cao”, và khả năng kéo giảm lạm phát không được đảm bảo. Điều này củng cố cho quyết định giữ nguyên lãi suất chứ không cắt giảm lãi suất. Dù ông Powell vẫn kỳ vọng lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong năm nay, nhưng tỏ ra không quá tự tin về vấn đề này.
Ông Powell cũng khẳng định, Fed không hài lòng với mức lạm phát 3% và cam kết với mục tiêu 2%. Điều này cho thấy khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong thời gian ngắn sắp tới là không dễ diễn ra, và kỳ vọng cắt lãi suất lại bị đẩy về tháng 9.
Trong bối cảnh số liệu GDP vừa công bố của Mỹ không khả quan, và một số doanh nghiệp niêm yết Mỹ đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận theo hướng giảm xuống, việc cắt giảm lãi suất vẫn có thể diễn ra trong năm nay, nhưng mức cắt giảm có thể sẽ ít hơn và thời điểm có thể bị đẩy về xa hơn. Chủ tịch Fed cũng từ chối nói về khả năng không cắt giảm lãi suất trong năm nay, nghĩa là kịch bản đó cũng vẫn bỏ ngỏ.
Nói cách khác, “tuần trăng mật” cho chính sách tiền tệ của Fed cũng đã qua (ý chỉ giai đoạn lạm phát giảm nhanh và không cần tăng lãi suất nữa), và đoạn đường sắp tới khó khăn hơn nhiều. Như đã chỉ ra ở trên, các NHTW nước khác muốn “tự quyết” độc lập với Mỹ cũng không dễ. Và công việc của họ sẽ khó khăn hơn nhiều, khi Fed bây giờ cũng đang ở ngã ba đường trong chuyện “có nên cắt lãi suất nữa hay không”.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại, nhưng lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% khá nhiều, lương vẫn tăng và tiêu dùng vẫn mạnh, thị trường lao động chưa có dấu hiệu yếu đi rõ rệt. Một bức tranh khá phức tạp cho quyết định có nên nhả phanh lãi suất sớm hay không.
Fed nói riêng và NHTW các nước nói chung, đều đang âm thầm sợ lạm phát vọt lên trở lại trong khi tăng trưởng trì trệ. Người ta lại đang bắt đầu nói về đình lạm. Tuy xác suất này không thật sự cao, nhưng không NHTW nào dám nói chắc sẽ không có chuyện đó.
Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng và giữ ổn định đồng tiền đang ngày một khó hơn, và NHTW sẽ cần chi viện từ phía chính sách tài khóa, vì thế trận phía chính sách tiền tệ đang ngày một căng thẳng. Cơ hội dùng lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế đang ngày một hẹp dần.
TS. HỒ QUỐC TUẤN, Giảng viên Đại học Bristol, Anh
Năm 1946, tại Hungary, mệnh giá tiền kéo dài tới 29 số 0. Năm 2006, 100 tỷ đôla Zimbabwe chỉ đủ mua ba quả trứng. Tất cả đều là hậu quả của những cuộc siêu lạm phát trong lịch sử loài người.
Ai cũng nghĩ chuyện này chỉ xảy ra với các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy bất kể nền kinh tế của một quốc gia lớn hay bình ổn tới cỡ nào, nếu lãnh đạo quốc gia đó xử lý không tốt thì cái giá phải trả là không thể tránh khỏi.
Công ty đầu tư BMG BullionBars mới đây đã đưa ra một series ảnh của nhiều loại tiền từng mất giá thê thảm trong lịch sử. Một số biến mất rất nhanh, trong khi số khác "lay lắt" suốt cả thế kỷ hoặc hơn nữa.
Dưới đây là một số hình ảnh trong poster của công ty này, có cả những đồng tiền xuất hiện từ rất lâu.
Tờ tiền 10 tỷ dinar của Yugoslavia (1993)
10.000 bolívare của Venezuela (2002)
10.000 karbovantsiv của Ukraine (1995)
5 triệu lira, Thổ Nhĩ Kỳ (1997)
50.000 lei, Romania (2001)
10.000 CGU, Ngân hàng Trung ương Trung Hoa (1947)
100.000 inti, Peru (1989)
10 triệu córdoba, Nicaragua (1990)
10 triệu pengo, Hungary (1945)
1 triệu lari, Georgia (1994)
10.000 peso, Chile (1975)
500 cruzeiro reai, Brazil (1993)
100 triệu dinar, Bosnia (1993)
100.000 ruble, Belarus (1996)
10.000 peso, Argentina (1985)
500.000 kwanzas reajustado, Angola (1995)
100.000 tỷ đôla Zimbabwe , Zimbabwe (2006)
Ai cũng nghĩ chuyện này chỉ xảy ra với các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy bất kể nền kinh tế của một quốc gia lớn hay bình ổn tới cỡ nào, nếu lãnh đạo quốc gia đó xử lý không tốt thì cái giá phải trả là không thể tránh khỏi.
Công ty đầu tư BMG BullionBars mới đây đã đưa ra một series ảnh của nhiều loại tiền từng mất giá thê thảm trong lịch sử. Một số biến mất rất nhanh, trong khi số khác "lay lắt" suốt cả thế kỷ hoặc hơn nữa.
Dưới đây là một số hình ảnh trong poster của công ty này, có cả những đồng tiền xuất hiện từ rất lâu.
Tờ tiền 10 tỷ dinar của Yugoslavia (1993)
10.000 bolívare của Venezuela (2002)
10.000 karbovantsiv của Ukraine (1995)
5 triệu lira, Thổ Nhĩ Kỳ (1997)
10.000 CGU, Ngân hàng Trung ương Trung Hoa (1947)
10 triệu córdoba, Nicaragua (1990)
Anh Quân (theo Business Insider)
Sáng nay (9/1), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.931 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá hiện dao động quanh ngưỡng 24.235 - 24.535 VND/USD.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2023 giảm 0,56% so với tháng trước; tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,86%. Điều này cho thấy tỷ giá tại Việt Nam khá ổn định, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới có biến động lớn, lạm phát leo thang.