Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam chiếm 25% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản, so với 27% của Brazil, nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Phần lớn cà phê từ Việt Nam là cà phê Robusta, vốn nổi tiếng khá dễ trồng và kháng bệnh, vật hại – các phẩm chất giúp đảm bảo nguồn cung ổn định. Loại cà phê này khá đắng, ngược với nguồn cà phê Arabica Brazil có vị dịu, ngọt hơn.
Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam chiếm 25% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản, so với 27% của Brazil, nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Phần lớn cà phê từ Việt Nam là cà phê Robusta, vốn nổi tiếng khá dễ trồng và kháng bệnh, vật hại – các phẩm chất giúp đảm bảo nguồn cung ổn định. Loại cà phê này khá đắng, ngược với nguồn cà phê Arabica Brazil có vị dịu, ngọt hơn.
Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi. Hệ thống sẽ tự động phân luồng:
- Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
- Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:
+ Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).
- Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.
Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan để được thông quan và giải phóng hàng hóa.
Trên đây là quy định về Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2022 Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Việc nắm vững thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm này tại Việt Nam. Nếu bạn không tuân thủ đúng quy định, hàng hóa của bạn có thể bị giữ lại hoặc thậm chí bị tiêu hủy. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam để tránh những rủi ro không đáng có.
Để nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, bạn cần phải biết mã HS (Mã hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới) và thuế nhập khẩu. Mã HS là một mã số được dùng để phân loại hàng hóa, giúp cơ quan hải quan xác định thuế nhập khẩu. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, mỹ phẩm được phân loại vào nhóm 33 của mã HS.
Thuế nhập khẩu mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay là 10-20% tùy thuộc vào loại hàng hóa và xuất xứ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhập khẩu mỹ phẩm có nguồn gốc từ EU, Mỹ, Nhật Bản... thì sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn.
Đây là bảng tổng hợp mã HS, thuế suất và các ưu đãi của từng loại mỹ phẩm:
Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường
Thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc (C/O form AK/VK)
Thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN (C/O form D)
Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc (℅ form E)
Sữa rửa mặt & Sữa dưỡng thể & Kem dưỡng da
Hồ sơ hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
Để nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ, bao gồm:
Hồ sơ hải quan cần phải được nộp đầy đủ trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu. Thời gian nộp hồ sơ hải quan thường mất khoảng 1-2 ngày làm việc.
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng nhu cầu tiêu thụ mỹ phẩm tăng cao. Năm 2024, doanh thu dự kiến đạt 546,20 triệu USD và tiếp tục tăng trưởng trung bình 3,20% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2028. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là thị trường mỹ phẩm lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình. Với mức tiêu dùng bình quân đầu người dự kiến đạt 5,49 USD vào năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp. Đặc biệt, xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng phổ biến, chiếm khoảng 81% thị phần vào năm 2024, cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ về sở thích của người tiêu dùng Việt.
Những mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu "làm mưa làm gió" tại thị trường Việt Nam không chỉ bởi chất lượng tốt mà còn bởi sự đa dạng về sản phẩm và thương hiệu. Các thương hiệu nổi tiếng như L'Oréal, Estee Lauder, Shiseido... đã có mặt tại Việt Nam và được người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, nhập khẩu mỹ phẩm cũng có những thủ tục và quy định cần phải tuân thủ.
Xem thêm: Bảng giá Dịch vụ Hải quan trọn gói Uy tín – An toàn – Tiết kiệm
- Thuế nhập khẩu: Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:
(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam.
(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU, mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA.
Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.
- Thuế giá trị gia tăng: Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô… Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.
- Thuế bảo vệ môi trường: Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….
- Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Mỹ phẩm là những sản phẩm được tạo ra với mục đích chăm sóc và làm đẹp cho cơ thể con người. Chúng được sử dụng để làm sạch, tạo mùi thơm, bảo vệ da, tóc và móng, đồng thời có thể thay đổi diện mạo bên ngoài. Mọi mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải được đăng ký công bố với Cục Quản lý Dược để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc công bố mỹ phẩm nhằm mục đích kiểm soát chất lượng, an toàn và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT, việc công bố mỹ phẩm là một thủ tục hành chính không thể thiếu đối với các đơn vị nhập khẩu. Hồ sơ công bố mỹ phẩm bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
Mỗi sản phẩm mỹ phẩm đều phải có một phiếu công bố riêng và có giá trị trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, với cùng một sản phẩm có nhiều quy cách đóng gói khác nhau, thì chỉ cần một phiếu công bố duy nhất.
Thời gian công bố thường mất khoảng 5-10 ngày làm việc.
Khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý việc Ghi nhãn sản phẩm. Việc ghi nhãn mỹ phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT và Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể, nhãn mỹ phẩm phải được gắn ở vị trí dễ nhìn, đầy đủ thông tin bắt buộc như tên sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng, ... và không được tháo rời. Với trường hợp bao bì không đủ diện tích thể hiện thông tin sản phẩm, nhãn phụ sẽ được sử dụng để bổ sung những thông tin còn thiếu.
Nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam là một quá trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ của các đơn vị logistics chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức với quy trình đơn giản, hiệu quả.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Eimskip Vietnam để được tư vấn.
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Năm 2014, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bắt đầu đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhằm xúc tiến mở cửa thị trường Nhật cho quả vải thiều Việt Nam. Nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt đã được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các loại vi sinh vật có khả năng tồn tại trên quả vải.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã thu xếp đưa đối tác Nhật về Bắc Giang tìm hiểu khả năng nhập khẩu quả vải thiều Lục Ngạn và giới thiệu công nghệ bảo quản vải tươi của Nhật Bản: 3 lần (tháng 11/2018), (tháng 5/2019), (tháng 11/2019).
Ngày 15/12/2019, sau hơn 5 năm đàm phán giữa hai bên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã gửi thư cho Cục Bảo vệ thực vật thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.
Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm: quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản; Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 2 giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản; Các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.
Do dịch Covid-19 bùng phát khiến chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc sang Việt Nam giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng. Thương vụ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tích cực trao đổi, phối hợp với Bộ Nông nghiệp của hai nước nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam vào ngày 3/6/2020.
Sau 2 tuần cách ly theo quy định của pháp luật Việt Nam để kiểm soát dịch bệnh, ngày 18/6, chuyên gia nông nghiệp Nhật phối hợp với các chuyên gia Việt Nam bắt đầu công tác giám sát khâu xử lý tại các cơ sở xử lý xông hơi khử trùng. Ngay trong ngày 18/6, đã có gần 5 tấn vải thiều được xử lý xông hơi và được chuyên gia Nhật xác nhận kết quả đạt chuẩn.
Trong ngày 19/6, 1 tấn vải đầu tiên đã xuất đi Nhật bằng đường hàng không. Gần 4 tấn vải còn lại đi bằng đường biển. Dự kiến khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật trong năm nay.
Thương vụ đã và đang phối hợp với một số đầu mối nhập khẩu của Việt Nam như: AEON, VIENT Corporation, Yufruit, Sunrise Farm…và đầu mối xuất khẩu của Việt Nam là Công ty Red Dragon, Chánh Thu, Ameii…để xúc tiến xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản trong vụ mùa năm nay.
Một báo cáo gần đây của Công ty tư vấn đầu tư Seiko Ideas Corp (Nhật Bản) về tác động của TPP đến nền kinh tế Nhật Bản và hợp tác nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam cho biết, Nhật Bản đang hối hả mở rộng các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tại Việt Nam, do sức ép của TPP.
Cụ thể, khi tham gia TPP, Nhật Bản phải mở cửa hầu như hoàn toàn ngành nông nghiệp cho các nước thành viên TPP, thậm chí đối với cả các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh khốc liệt về giá với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ các nước TPP khác. Trong khi đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản lại khá hạn chế.
“Nhật Bản đã quyết định đẩy mạnh các dự án đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, vì Việt Nam cũng là nước thành viên TPP, với tiềm năng sản xuất nông nghiệp rất lớn… Khi sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ xuất khẩu nông sản ngược lại Nhật Bản để hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đáp ứng được điều kiện quy định trong TPP là các sản phẩm xuất khẩu phải có 70% hàm lượng nguyên liệu xuất xứ từ nội khối TPP”, báo cáo của Seiko Ideas viết.
Cũng theo Seiko Ideas, trong khi Nhật Bản cần một đối tác chủ chốt để phát triển hợp tác nông nghiệp, thì Việt Nam cũng đang rất cần có đối tác lớn để hợp tác trong lĩnh vực này, vì Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp rất lớn so với các nước thành viên khác của TPP.
Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, JICA sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngành nông nghiệp thông qua nhiều loại hình dự án do các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư.
Theo JICA, hiện nay, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản muốn thực hiện các dự án nông - thủy sản tại Việt Nam ngày càng tăng. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai các dự án khảo sát thị trường tại Việt Nam, trước khi tiến hành đầu tư trực tiếp tại đây.
Chẳng hạn, Tập đoàn Kato đang hợp tác với tỉnh Bình Định trong việc thực hiện một dự án trị giá 771.000 USD về đánh bắt cá ngừ, kéo dài từ nay đến năm 2020.
Trong khi đó, Công ty Shudensha cũng đang triển khai một dự án trị giá 820.000 USD nhằm cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Dự án này được thực hiện từ năm 2015 và kéo dài đến năm 2020.
Nhiều doanh nghiệp khác của Nhật Bản cũng đang thực hiện dự án hỗ trợ các địa phương tại Việt Nam. Cuối năm nay, Công ty OTA Kaki sẽ hoàn thành dự án phát triển thị trường hoa chất lượng cao, với hệ thống phân phối hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng. OTA Kaki phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện dự án này.
Cũng tại Lâm Đồng, Công ty Nikko Foods đang thực hiện dự án trị giá 820.000 USD về phát triển cà chua chất lượng cao.
Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản, cà chua do nông dân Việt Nam sản xuất có giá bán tại các chợ là 8.000 - 10.000 đồng/kg và bán tại siêu thị Việt Nam với giá 15.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cà chua có thể tăng lên 40.000 đồng/kg nếu như sản phẩm này được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Khi xuất khẩu trở lại Nhật Bản, giá cà chua bán buôn sẽ hơn 3 USD (hơn 66.000 đồng)/kg.
Ông Mori Mutsuya, nguyên Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết: “Ngành nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển. Chẳng hạn, theo khảo sát của chúng tôi tại Lâm Đồng, nếu như nông dân trồng hoa thay vì trồng cà phê, thì thu nhập của họ có thể tăng gấp 9 lần”.
Theo Công ty Seiko Ideas, Nhật Bản đang hợp tác nông nghiệp với Việt Nam thông qua mô hình “Payroll Outsourcing”, tức là doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam với tư cách là các công ty xuyên quốc gia, thuê lao động địa phương và thực hiện dự án đầu tư. Thông qua mô hình này, các công ty Việt Nam được thuê làm dự án sẽ học hỏi được kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đặc biệt, họ được chuyển giao các công nghệ cao từ các đối tác Nhật Bản.