Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.
Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.
Trong chuyến du ngoạn kéo dài 14 đêm với Coral Expeditions, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rạn san hô Great Barrier - một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Du thuyền sẽ dừng lại ở các cơ sở bảo tồn động vật hoang dã như Trung tâm Phục hồi Rùa biển trên Đảo Fitzroy hoặc Trạm Nghiên cứu Đảo Thằn Lằn, để giới thiệu về những dự án bảo tồn quan trọng.
Khám phá rạn san hô Great Barrier cùng Coral Expeditions. Ảnh: Coral Expeditions.
Coral Expeditions là hành trình du lịch sinh thái đã được chứng nhận bởi EcoTourism Australia, cũng là một phần của chương trình giám sát Rạn san hô của Cơ quan Bảo tồn hàng hải nước này. Công ty cam kết cắt giảm nhựa polycarbonate và cung cấp kem chống nắng SPF 50 chứng nhận an toàn với rạn san hô cho tất cả du khách.
Chuyến du ngoạn khám phá động vật hoang dã ở Peru của Uniworld kéo dài 11 ngày, khởi hành từ Iquitos đến sông Ucayali và Marañón - khởi nguồn của dòng sông Amazon hùng vĩ. Trong chuyến hành trình, du khách có thể khám phá hệ sinh thái độc đáo của Amazon khi đi bộ đường dài trong rừng hay đi xuồng trên sông.
Khám phá thiên nhiên kỳ vĩ của Amazon. Ảnh: Uniworld.
Trong những năm gần đây, Uniworld đã có bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hành trình khám phá động vật hoang dã gần gũi với thiên nhiên. Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách bảo tồn động vật hoang dã, công ty này còn cam kết giảm 50% lượng lãng phí thực phẩm vào năm 2025 và kết hợp ít nhất một trải nghiệm thiện nguyện cho mỗi chuyến đi.
Quần đảo Galapagos (Ecuador) là thiên đường cho những người đam mê động vật hoang dã. Trong chuyến du ngoạn Galapagos kéo dài 7 ngày của World Expeditions trên du thuyền Solaris, du khách sẽ được tham gia lặn với rùa biển, cá mập và cá đuối gai độc; đi dạo ngắm nhìn sư tử biển đang tắm nắng hay ghé thăm Trung tâm Bảo vệ và Phát triển Rùa cạn Cerro Colorado.
Hành trình khám phá Quần đảo Galapagos với World Expeditions. Ảnh: Andes World Travel.
Lượng khách du lịch đến Galapagos đã tăng 4 lần trong 2 thập kỷ qua. Ngoài việc thực thi nghiêm ngặt các quy tắc bảo vệ động vật hoang dã cũng như quy định về tham quan, du khách có thể hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách mua đồ ăn đặc sản như hải sản từ ngư dân địa phương hay bánh mì từ hợp tác xã làm bánh trên đảo.
Nếu mơ ước được ngắm cá voi ở Alaska, hãy đăng ký chuyến thám hiểm vịnh Glacier kéo dài 7 đêm với Alaskan Dream Cruises trên du thuyền Kruzof Explorer, nơi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sinh vật khổng lồ mà còn có thể lắng nghe chúng giao tiếp qua ống nghe dưới nước trang bị trên tàu.
Khám phá Alaska cùng Alaskan Dream Cruises. Ảnh: Alaskan Dream Cruises.
Cuộc phiêu lưu bắt đầu ở Sitka và kết thúc ở Juneau, với các hoạt động như chèo thuyền kayak giữa vách đá và dọc theo khu rừng mưa nhiệt đới, đi thuyền nhỏ qua Vịnh Glacier ngắm cá voi, hải âu cổ rụt, sư tử biển và thậm chí cả gấu Bắc Cực nếu may mắn.
Toàn bộ chuyến hành trình của Alaskan Dream Cruises đều cam kết hỗ trợ cộng đồng và hệ sinh thái địa phương với các động thái như chỉ chạy các chuyến tham quan quy mô nhỏ (giới hạn 12 hành khách mỗi chuyến), không cung cấp đồ nhựa dùng một lần và tăng cường đầu tư vào các tấm pin mặt trời để tận dụng nguồn điện bền vững.
Đảo Socorro - được mệnh danh là “Galapagos thu nhỏ” - nằm cách bờ biển phía tây Mexico gần 644 km. Chuyến phiêu lưu kéo dài 10 đêm trên du thuyền với sự đồng hành của Hiệp hội Hướng dẫn viên Lặn biển Chuyên nghiệp (PADI) là cơ hội để du khách tận mắt nhìn ngắm cá đuối, cá voi lưng gù, cá heo và cá nhám voi của Socorro.
Khám phá đảo Socorro, Mexico với PADI Travel. Ảnh: PADI Travel.
PADI đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn nhằm khuyến khích các cuộc thám hiểm dưới nước có trách nhiệm với môi trường, bao gồm quy tắc nghiêm ngặt đối với du khách về cách tương tác với sinh vật biển. Tổ chức phi lợi nhuận PADI AWARE cũng có những đóng góp quan trọng cho khoa học biển và công tác làm sạch đại dương, khi đã hỗ trợ loại bỏ hơn 2 triệu mảnh rác.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
Bài viết này bao gồm những suy đoán và phản biện dựa trên cơ sở thông tin của tôi về cách xét duyệt hồ sơ ứng tuyển của học bổng Chevening trong 3 năm gần đây. Đây cũng là một bản cập nhật một số thông tin, bởi vì tôi sẽ so sánh với Chevening của năm 2015, 2016. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên cho những bạn muốn ứng tuyển học bổng này.
Trước khi bắt đầu nội dung chính:
Tóm tắt những suy luận của tôi:
Khác với trước năm 2018, Chevening có sự “profiling” rõ ràng đối với các ứng viên. “Profiling” là việc chủ động chia các nhóm ứng viên dựa trên “sơ yếu lý lịch” và mỗi nhóm ứng viên sẽ được xét duyệt theo bộ tiêu chí riêng hoặc mức tiêu chuẩn riêng. Tiêu chí và mức tiêu chuẩn này phụ thuộc vào mục tiêu chính trị của nước Anh ở Việt Nam. Việc “profiling” giúp Chevening tập trung nhắm đến các nhóm profile phù hợp với mục tiêu chính trị của nước Anh hơn.
Các nhóm profile đó là nhóm nào?
Hiện tại, tôi có giả thuyết rằng Chevening có các nhóm profile sau: (1) Nhóm làm việc cho cơ quan nhà nước, (2) Nhóm làm việc cho NGO, (3) Nhóm làm việc ở các vùng “thiệt thòi”, và (4) Nhóm những ứng viên chẳng rơi vào nhóm nào trong các nhóm trên.
Tôi còn một giả thuyết nữa: Chevening chia ứng viên ra theo các nhóm ngành, chẳng hạn như an ninh – quốc phòng, ngoại giao, báo chí, chính sách công, vận động xã hội (chẳng hạn như vận động bảo vệ động vật hoang dã), khoa học, luật, công nghệ, và vân vân.
Thực chất 2 cách chia này có thể được cùng lúc áp dụng, do mức độ trùng hợp tương đối của chúng. Ví dụ: đa số những bạn làm việc trong lĩnh vực ngoại giao hoặc chính sách công đều làm việc cho cơ quan nhà nước, hoặc đa số những bạn làm vận động xã hội (bảo vệ động vật, phát triển giáo dục cho người thiệt thòi) đều làm cho các tổ chức NGO. Điều này đồng nghĩa với việc Chevening hoàn toàn có thể áp dụng cả 2 cách chia profile này theo tầng bậc mà cá nhóm không bị chồng chéo lên nhau. Ví dụ: ở tầng cơ bản, Chevening chia ứng viên theo cách 1, và có được các nhóm: (1) Nhóm làm việc cho cơ quan nhà nước, (2) Nhóm làm việc cho NGO, (3) Nhóm làm việc ở các vùng “thiệt thòi”, và (4) Nhóm những ứng viên chẳng rơi vào nhóm nào trong các nhóm trên. Sau đó, ở tầm thứ cấp, nhóm (1) tiếp tục được Chevening chia thành các nhóm nhỏ hơn: an ninh – quốc phòng, ngoại giao, chính sách công, và vân vân. Nhóm (2) được chia thành các nhóm nhỏ hơn như bảo vệ động vật, xúc tiến công bằng về cơ hội giáo dục, và bảo vệ môi trường. Cứ như vậy cho đến hết.
Suy luận trên của tôi dựa trên các thực tế sau.
Thứ nhất, trong ít nhất 3 năm gần đây (từ 2018 đến 2020), Chevening chia lịch phỏng vấn thành các nhóm riêng. Ví dụ, những ứng viên cùng thuộc nhóm “entrepreneurship” sẽ chỉ được chọn hẹn phỏng vấn trong các khung giờ của 3 ngày cuối tháng 3; những ứng viên cùng thuộc nhóm ngành “Luật” sẽ chỉ được chọn trong các khung giờ của 3 ngày đầu tháng 4. Trong khi đó, ít nhất là ở năm 2015 và 2016, các ứng viên được đưa cho cùng những lựa chọn khung giờ như nhau, không có sự phân biệt nào hết. Tôi không tìm ra được một lý do nào khác để giải thích việc này, ngoài lý do: ứng viên được chia thành các nhóm khác nhau, và có “quota” riêng cho từng nhóm này.
Thứ hai, dựa trên những phản hồi của những người phỏng vấn, tôi biết chắc chắn rằng: trong suy nghĩ của ban xét duyệt, mỗi ứng viên đều có những đối thủ cụ thể của họ trong vòng phỏng vấn. Vấn đề là: nếu không có sự phân chia ngành và “phân biệt” theo ngành, thì ý niệm “đối thủ cụ thể” này sẽ không bao giờ tồn tại. Bởi vì, nếu ứng viên được lựa chọn chỉ theo năng lực và hoàn toàn không xét đến việc họ làm việc ở ngành nào, thì bất cứ người nào cũng đều là đối thủ của nhau; và khi ai cũng là đối thủ của nhau thì sẽ… chẳng ai là đối thủ hết, sẽ chẳng tồn tại một ý niệm nào về “đối thủ cụ thể”. Ý niệm này chỉ tồn tại khi có một tiêu chí nào đó để phân biệt “đâu là đối thủ của A” và “đâu không phải là đối thủ của A”, tức là phải có sự phân chia, phân nhóm ứng viên theo một cách nào đó. Và theo sự phân chia này, mỗi ứng viên sẽ chỉ bị so sánh với một phần các ứng viên còn lại, chứ không bị so sánh với tất cả các ứng viên còn lại.
Về số quota và cách xử lý các nhóm profile
Tôi cho rằng tiêu chí đánh giá ứng viên, dù ở bất cứ nhóm nào, cũng không thay đổi. Dựa theo thông tin chính thức và các câu hỏi của Chevening, chúng ta có thể suy ra 4 tiêu chí sau:
Tôi cho rằng, bất kể ứng viên thuộc nhóm profile nào, ứng viên cũng sẽ được đánh giá theo các tiêu chí này. Điểm khác biệt giữa các nhóm profile nằm ở chỗ: Chevening sẽ áp một “quota” riêng cho từng nhóm profile. Vì có 2 vòng xét duyệt chính (vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn), nên sẽ có ít nhất 2 loại quota: quota được vào phỏng vấn (sử dụng ở vòng hồ sơ) và quota được nhận học bổng (sử dụng ở vòng phỏng vấn).(*) VÀ: do (1) Chevening phân số lượng suất học bổng (quota) riêng cho từng nhóm profile và (2) số lượng ứng viên ở mỗi nhóm profile rất khác nhau, nên “độ khó” ở mỗi nhóm profile sẽ khác nhau.
Ví dụ sau đây sẽ minh họa sự khác nhau về “độ khó” này. Lưu ý, tất cả các dữ kiện trong ví dụ này đều do tôi giả thiết để giải thích rõ ràng hơn, chứ hoàn toàn không phải các thông tin thực.
Ví dụ: Chevening có 27 suất học bổng, gồm 2 suất cho nhóm an ninh – quốc phòng, 4 suất cho nhóm cơ quan nhà nước (sau khi đã chọn xong cho nhóm an ninh – quốc phòng), 4 suất cho nhóm báo chí – truyền thông, 2 suất cho các ứng viên đến từ vùng khó khăn, 3 suất cho các NGO, 4 suất cho nhóm Luật, 4 suất cho nhóm nghiên cứu khoa học, 4 suất cho nhóm tư nhân. Trong khi đó, trong 400 hồ sơ được gửi tới Chevening Việt Nam, chỉ có 20 hồ sơ thuộc nhóm nhà nước hoặc NGO (tôi nói thế là còn lạc quan đấy, chứ nhóm lao động nhà nước lẫn NGO chỉ chiếm 2-3 % tổng số lao động trên đất nước Việt Nam thôi, thưa các bạn), và tới 200 hồ sơ thuộc nhóm tư nhân đang làm việc tại Hà Nội. Một bên là có 20 lấy 9, một bên là có 200 lấy 4. Những con số này chỉ là giả thiết, nhưng nó minh họa sự khác nhau về “độ khó” giữa các nhóm profile.
Thực tế có khó như vậy không? Rất khó nói. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể phần nào minh họa cho “độ khó” này, và những thông tin này cũng là cơ sở cho các suy luận trên của tôi.
Đọc đến đây, chắc chắn sẽ rất nhiều người muốn phản biện. Tôi sẽ lần lượt xử lý từng phản biện mà tôi đã biết.
Phản biện 1: Tôi thấy những bạn được học bổng Chevening và làm trong cơ quan nhà nước giỏi và xứng đáng được nhận học bổng này.
Đáp: Tôi chẳng nói là họ không xứng đáng hay không giỏi. Bất cứ ai được học bổng Chevening đều xứng đáng với nó. Vấn đề là rất có khả năng họ nhận được quá nhiều thuận lợi so với những người thuộc khối tư nhân: quota cho nhóm nhà nước lớn hơn, chất lượng và số lượng của hồ sơ ở nhóm này thấp hơn (đến nỗi có những người chỉ viết hồ sơ trong 1-2 ngày mà cũng được vào phỏng vấn). Họ có thể giỏi, nhưng nếu cạnh tranh sòng phẳng với vài trăm hồ sơ của nhóm tư nhân, liệu tất cả bọn họ có nhận được học bổng nữa không? Hiểu mình may mắn thế nào, người ta mới biết trân trọng cơ hội và biết mình ở đâu.
Phản biện 2: Tôi vẫn thấy những ứng viên ở khối tư nhân, viết hồ sơ tốt, và được học bổng đấy thôi. Chứng tỏ bài luận trong hồ sơ vẫn có giá trị chứ đâu lép vế so với lý lịch, và ứng viên tư nhân vẫn có cơ hội đấy thôi.
Đáp: Tôi không nói rằng bài luận không quan trọng, và tôi cũng không nói rằng ứng viên tư nhân không có cơ hội. Cái tôi nói là: ứng viên thuộc khối tư nhân ở Hà Nội gặp phải sự cạnh tranh lớn hơn, bởi vì số lượng hồ sơ trong nhóm này rất đông mà quota cho nhóm này lại ít. Bạn sẽ mắc sai lầm lớn nếu chỉ nhìn vào những người đã được học bổng, những bài luận tốt nhất của nhóm tư nhân, mà không nhìn vào vô số hồ sơ khác, cũng có bài luận tốt, cũng thuộc nhóm tư nhân, nhưng đã bị loại. Bạn đã không nhìn vào những hồ sơ có câu trả lời rất kém mà vẫn lọt vào vòng phỏng vấn, thậm chí được trao học bổng. Ở nhóm profile “khu vực tư nhân”, rất rất nhiều hồ sơ có bài luận tốt đã bị loại, bởi vì sự cạnh tranh ở nhóm này khắc nghiệt hơn các nhóm khác quá nhiều. Nếu bạn làm trong cơ quan nhà nước, có khi bạn chỉ cần viết hồ sơ trong 3 ngày. Còn nếu bạn làm trong khu vực tư nhân, bạn có bỏ 3 tháng ra để viết hồ sơ, thì bạn vẫn có thể bị loại như thường. Bản chất của những gì tôi đã và đang nói vẫn là: tùy vào nhóm profile, hồ sơ của mỗi ứng viên sẽ gặp phải mức độ cạnh tranh khác nhau. Đây không phải là một cuộc cạnh tranh công bằng về năng lực.
Phản biện 3: Chevening ưu tiên như vậy là hợp lý, vì giữa người giỏi học tập hàn lâm nhưng năng lực lãnh đạo kém và người giỏi lãnh đạo nhưng học tập hàn lâm kém thì nên chọn người có năng lực lãnh đạo hơn.
Đáp: Tôi có một vài lời để phản biện cho câu này.
Nếu tôi hiểu đúng, bạn đang cố tình gán mác cho những người không được ưu tiên là “hàn lâm nhưng năng lực lãnh đạo kém”, còn những người được ưu tiên là “không hàn lâm nhưng năng lực lãnh đạo tốt”. Nếu vậy, tôi có các phản biện sau:
Lời khuyên cho ứng viên tương lai
Lời khuyên đầu tiên của tôi là: trước hết hãy tìm hiểu thật kỹ xem mình thuộc nhóm profile nào, và có thể nhận được loại ưu tiên nào. Các nhóm profile mà tôi nêu ra ở trên không phải là thông tin đã được xác thực, mà chỉ là các suy luận dựa trên các bằng chứng có thực. Tôi hoàn toàn có thể đã mắc sai lầm về cách chia profile, nhưng việc “profiling” chắc chắn là thật.
Lời khuyên thứ hai của tôi là: nếu muốn tìm hiểu về profile và bài luận của những người đã được học bổng Chevening để rút ra bài học nào đó cho mình, hãy ưu tiên các ứng viên hoàn toàn không được ưu tiên. Các hồ sơ này thường có mấy đặc điểm: ở Hà Nội và làm việc ở khu vực tư nhân. Hãy xem kỹ bài luận và thành tích sự nghiệp của những hồ sơ này để có được hình dung về mức độ kỹ lưỡng, sắc sảo, mạch lạc và nhất quán của bộ hồ sơ.
Lời khuyên thứ ba của tôi là: hãy hoạch định sự nghiệp của mình càng sớm càng tốt. Nhà nước, NGO, hay tư nhân? Lĩnh vực nào: luật, báo chí, hay khoa học? Nếu làm việc trong khu vực tư nhân, bạn sẽ làm gì để thăng tiến và gặt hái được nhiều thành tích nhất có thể, để cạnh tranh trong một cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt của một “đại dương đỏ đầy cá lớn”?
Lời khuyên thứ tư của tôi là: không cứ gì phải đâm đầu vào Chevening chỉ vì những “danh giá” hão huyền. Nếu học bổng chính phủ là danh giá, thì nó sẽ chỉ xét các tiêu chí năng lực (merit-based), và các chính phủ đã không cần phải tổ chức công tác xét duyệt hồ sơ riêng. Họ sẽ chỉ cần cấp ngân sách cho các trường đại học, và các trường đại học tự tổ chức xét duyệt theo tiêu chí năng lực (giống như học bổng RTP của Úc). Học bổng chính phủ, bất kể là Anh, Bỉ, Thụy Điển, Úc, và vân vân, đều hướng đến mục tiêu chính trị, và vì thế xét duyệt bằng tiêu chí chính trị. Thay vì cứ phải hướng đến Chevening, các bạn nên quan tâm đến các học bổng New Zealand ASEAN và IDEAS hơn. Hiện tại tôi đánh giá rằng quy trình xét duyệt của hai học bổng này tốt nhất, merit-based nhất trong các học bổng chính phủ cho Việt Nam.
(*) Cách chia các hồ sơ thành các nhóm profile và rồi xét theo 4 tiêu chí trên có ưu điểm là: ở kịch bản tối ưu (best-case scenario), Chevening sẽ chọn được một “batch” hội đủ cả 2 đặc điểm: vừa xuất sắc về lãnh đạo, khả năng networking và sự thấu hiểu về mục tiêu học tập – sự nghiệp, vừa thuộc các khối cơ quan mà nước Anh muốn tạo dựng mối quan hệ (nhà nước, an ninh – quốc phòng, NGO, vân vân) và “trám” đầy các suất quota mà Chevening mong muốn. Kịch bản này đã diễn ra ở năm 2018, khi Chevening chọn được 28 người, tức số lượng ứng viên lớn nhất mà họ có thể lấy. Thậm chí 2 người ở danh sách dự bị cuối cùng cũng được đưa lên. Điều này cho thấy: năm 2018, Chevening thực sự có một candidat pool cực kỳ chất lượng, đến nỗi có ít nhất 30 người đủ tố chất nhưng chỉ có 28 suất.
Nhưng ở kịch bản tồi nhất (worst-case scenario), Chevening sẽ không thể lấy đủ số người mong muốn, và chất lượng của nhóm cuối cùng thậm chí cũng thấp. Muốn biết khi nào Chevening rơi vào tình huống này, các bạn chỉ cần nhìn vào số học giả mỗi năm: khi chất lượng ứng viên quá thấp, Chevening sẽ không thể lấy đủ con số tối đa 28 suất học bổng. Lưu ý: riêng các năm 2020 và 2021, do có 10 suất học bổng Chevenign Wales, nên số suất học bổng tối đa là 38 suất nhé.