Ngày 23 Tháng 8 Ở Huế Diễn Ra Sự Kiện Nào

Ngày 23 Tháng 8 Ở Huế Diễn Ra Sự Kiện Nào

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023 thu hút trên 2 vạn lượt du khách tham quan. Ảnh: VGP/Minh Anh

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023 thu hút trên 2 vạn lượt du khách tham quan. Ảnh: VGP/Minh Anh

VÌ SAO NGÀY KHAI TRƯỜNG Ở NHẬT BẢN LẠI DIỄN RA VÀO THÁNG 4?

Theo Điều 59 của Pháp lệnh Thi hành Luật Giáo dục nhà trường có quy định: “Năm học tiểu học bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 và kết thúc vào ngày 31 tháng 03 năm sau”, quy định này cũng được áp dụng tương tự cho các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thời xưa, ở Nhật vốn không có các khái niệm như “ngày khai trường” hay “học kỳ mới”. Vào đầu thời kỳ Edo, các lớp học có tên gọi là "terakoya" (寺子屋) được lập ra trong các đền, chùa để phục vụ việc học chữ, học tính toán. Các lớp học này không quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu năm học mới mà người học có thể vào học bất cứ thời điểm nào trong năm. Lý do là bởi vào thời đó, trẻ con phần lớn đều phải phụ giúp các công việc trong gia đình nên không thể theo học theo một thời gian biểu cố định như hiện nay.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868, văn hoá phương Tây bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, bao gồm cả phương pháp và hệ thống giáo dục. Nhiều trường học tại đây cũng bắt đầu áp dụng việc khai giảng năm học mới vào tháng 9.

Tuy nhiên, từ năm 1886 (năm Minh Trị thứ 19), tháng 4 trở thành thời điểm bắt đầu năm tài chính (ở Nhật có thêm khái niệm về năm tài chính, năm tài chính bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau) nên nhiều trường cấp 3 được Bộ Giáo Dục chỉ thị thay đổi thời gian nhập học sang tháng 4 để tạo thuận lợi trong việc tiến hành các thủ tục như nhận ngân sách vận hành từ chính phủ. Sau đó, lần lượt các cấp học khác trên toàn nước Nhật cũng chuyển thời điểm nhập học sang tháng 4, tục lệ này vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay.

Vào thời Minh Trị, Nhật vốn là một quốc gia nông nghiệp, nguồn thu thuế của chính phủ hầu hết đến từ nông dân nên cần điều chỉnh thời điểm thu thuế phù hợp với thời điểm nông dân thu hoạch mùa màng. Tháng 4 chính là thời gian thu thuế thích hợp nhất vì vào thời điểm này người nông dân có thêm thu nhập từ việc thu hoạch ở vụ mùa thu năm trước.

Việc khai giảng vào tháng 4 cũng phù hợp với quan niệm và niềm tin của người Nhật về mùa xuân. Đây là thời điểm hoa anh đào nở rộ, thích hợp để bắt đầu một khởi đầu mới. Đồng thời, những mốc thời gian quan trọng đều tập trung vào tháng 4 giúp người dân có thể dễ dàng theo dõi.

LIỆU NHẬP HỌC VÀO THÁNG 4 CÓ GÂY NÊN SỰ BẤT TIỆN?

Ngày khai trường ở Nhật Bản được tổ chức vào đầu tháng 4, và tùy theo khu vực hay trường học mà ngày diễn ra lễ nhập học sẽ được ấn định khác nhau.

Trên thực tế, việc chênh lệch thời gian nhập học giữa Nhật Bản và các quốc gia khác đã khiến những du học sinh gặp khó khăn. Ví dụ nếu một sinh viên Nhật Bản muốn theo học một trường tại Mỹ thì họ sẽ phải lãng phí nửa năm để có thể nhập học tại trường đã chọn ở nước ngoài, và ngược lại. Đặc biệt đối với những học sinh du học theo dạng trao đổi, nghĩa là họ chỉ ở nước ngoài 1-2 năm rồi lại quay về quốc gia của mình, thì thời gian chênh lệch sẽ tăng lên 2 lần.

Chúng ta có thể nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm của nhập học vào tháng 4 như sau:

Những năm gần đây, hệ thống giáo dục tại Nhật cũng có những bước điều chỉnh để phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhiều người Nhật Bản cũng đang ủng hộ ngày khai trường sẽ lùi lại vào đầu tháng 9. Năm 2021 vừa qua là một năm đặc biệt khi học sinh bắt đầu nhập học vào tháng 9 do thời gian nghỉ dịch kéo dài. Tuy nhiên, vì mùa xuân liên quan mật thiết đến những khởi đầu mới ở Nhật Bản, nên việc thay đổi ngày khai trường ở Nhật Bản có thể sẽ khó xảy ra.

Hiện tại, Nhật Bản cho phép có 4 kỳ nhập học cho du học sinh nước ngoài tại Nhật: Tháng 1, Tháng 4, Tháng 7 và Tháng 10. Trong các kỳ nhập học khi du học Nhật Bản thì kỳ tháng 4 và 10 là kỳ nhập học chính.

Chúng mình sẽ tìm hiểu về các kỳ nhập học này trong bài viết tiếp theo nhé!