Môi Giới Thương Mại Điện Tử

Môi Giới Thương Mại Điện Tử

Cùng HUFLIT tìm hiểu về ngành TMĐT và những cơ hội việc làm của ngành học đang dẫn đầu xu hướng trong kỷ nguyên số này nhé.

Cùng HUFLIT tìm hiểu về ngành TMĐT và những cơ hội việc làm của ngành học đang dẫn đầu xu hướng trong kỷ nguyên số này nhé.

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành (Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ )

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau: - Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện tử / doanh nghiệp sở hữu website TMĐT bán hàng: chuyên viên hoặc quản lý hoạt động cung ứng điện tử, bán hàng trực tuyến, marketing điện tử, logistics điện tử, thanh toán điện tử, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị và vận hành hệ thống bán hàng đa kênh, xây dựng và phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp. - Tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT: chuyên viên hoặc quản lý phụ trách tư vấn, triển khai các giải pháp kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp khác (B2B); tư vấn, triển khai giải pháp phát triển hệ thống thông tin kinh doanh, quản trị cơ sở dữ liệu kinh doanh. - Viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và kinh tế số; - Nhà sáng lập doanh nghiệp kinh doanh điện tử; - Nghiên cứu, giảng dạy ngành TMĐT, kinh doanh số tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng.

- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành; - Học phí theo tín chỉ năm 2022: 615.000 đ/tín chỉ. Ghi chú: - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ. - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh văn (D01 – khối D1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn tiến nhanh chưa từng có, ngành Thương mại Điện tử được xem là xu thế tất yếu. Trong giai đoạn tới, Việt Nam trở thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam tổ chức vào tháng 01 năm 2007 tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam và thế giới. Tại Diễn đàn này nhiều đại biểu đã đề xuất thành lập một hiệp hội nghề nghiệp tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Sau đó, một số tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã tích cực vận động thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và tới ngày 25 tháng 6 năm 2007 Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) là một tổ chức phi Chính phủ với hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại hội toàn thể lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2007 với sự tham dự của trên 200 hội viên sáng lập, đại diện nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân.

Đại hội lần thứ nhất đã thông qua Điều lệ và bầu Ban Chấp hành gồm 23 ủy viên.

* Các Ban: 1. Ban Kiểm tra (Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Thoan) 2. Ban Hội viên (Trưởng ban: Ông Nguyễn Tiến Dũng) 3. Ban Nghiên cứu và Phát triển (Trưởng ban: Ông Mai Anh) 4. Ban Xúc tiến thương mại (Trưởng ban: Ông Trần Hữu Linh) 5. Ban Hợp tác quốc tế (Trưởng ban:  Ông Lương Văn Tự) 6. Ban Truyền thông (Trưởng ban: Bà Ứng Ngọc Anh) * Văn phòng (Chánh Văn phòng: Ông Nguyễn Kỳ Minh) * Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trưởng Văn phòng đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Dũng)

Đại hội toàn thể lần thứ hai được tổ chức vào ngày 26 tháng 5 năm 2011.

Đại hội lần thứ hai đã thông qua Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II và bầu Ban Chấp hành mới gồm 17 ủy viên. Tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành khóa II, PGS-TS. Lê Danh Vĩnh được bầu là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành khóa II:

* Các Ban: 1. Ban Kiểm tra (Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Minh) 2. Ban Hội viên (Trưởng ban: Ông Nguyễn Thanh Hưng) 3. Ban Hợp tác (Trưởng ban: Ông Nguyễn Ngọc Điệp) 4. Ban Tuyên truyền và Đào tạo (Trưởng ban: Ông Trần Hữu Linh) 5. Ban Hòa giải (Trưởng ban: Bà Lại Việt Anh) 6. Ban Truyền thông (Trưởng ban: Ông Nguyễn Hòa Bình) 7. Ban An toàn thông tin (Trưởng ban: Ông Võ Văn Khang) 8. Ban Nghiên cứu và Phát triển (Trưởng ban: Ông Lê Hải Bình) * Văn phòng (Chánh Văn phòng: Ông Nguyễn Kỳ Minh) * Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trưởng Văn phòng đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Dũng) * Tạp chí Thương gia và thị trường (Tổng biên tập: Ông Hồ Hải Long)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội.

Đại hội lần thứ ba đã thông qua Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III và bầu Ban Chấp hành mới gồm 23 Ủy viên. Tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành khóa III, Ông Nguyễn Thanh Hưng được bầu là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành khóa III:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư được tổ chức vào ngày 10 tháng 11 năm 2021 tại Hà Nội.

Đại hội lần thứ tư đã thông qua Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV và bầu Ban Chấp hành mới gồm 24 Ủy viên. Tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành khóa IV, Ông Nguyễn Ngọc Dũng được bầu là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành khóa IV:

Thông tin liên hệ: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)