Bạn có thể tự thấy rằng ngày càng xuất hiện nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp, không chỉ ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội…mà các địa bàn tỉnh thành khác cũng có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vậy khi thành lập doanh nghiệp chế xuất thì cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất ra sao? Phải lưu ý những gì? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn có thể tự thấy rằng ngày càng xuất hiện nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp, không chỉ ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội…mà các địa bàn tỉnh thành khác cũng có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vậy khi thành lập doanh nghiệp chế xuất thì cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất ra sao? Phải lưu ý những gì? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
– Doanh nghiệp đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
– Công ty chế xuất thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
– Công ty EPE có thể tiến hành góp vốn bằng tài sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.
– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty chế xuất là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.
– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
– Người đại diện của công ty chế xuất có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.
Theo Wikipedia: ”Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.”
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
- 4 Điểm khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp
- Doanh nghiệp chế xuất có thể bán sản phẩm tại Việt Nam
Để thành lập công ty chế xuất thành công, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục đăng ký kinh doanh và thực hiện theo quy trình sau đây:
– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty chế xuất của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Theo Điều 62 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu chế xuất, chủ đầu tư được tiến hành các hoạt động sau:
- Thuê hoặc mua văn phòng, nhà xưởng sản xuất, kho bãi xây dựng sẵn để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Sử dụng có trả phí đối với các công trình dịch vụ, kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, đường giao thông, xử lý nước thải, chất thải, thông tin liên lạc, các tiện ích và công trình dịch vụ công cộng khác. Những khoản này được gọi chung là chi phí sử dụng hạ tầng.
- Chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thuê đất, sử dụng đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng để xây dựng văn phòng, nhà xưởng hay các công trình khác nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh dựa theo quy định của pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản.
- Chủ đầu tư được phép cho thuê lại văn phòng, kho bãi, nhà xưởng và các công trình đã được xây dựng khác nhằm phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh dựa theo quy định của pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản.
- Các hoạt động kinh tế khác theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP và Luật Đầu tư 61/2020/QH14, quy định về khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao và pháp luật có liên quan.
- 3 Nghĩa vụ pháp lý Việt Nam cơ bản trong kinh doanh mà doanh nghiệp cần biết
- Những quy định doanh nghiệp cần biết khi vận hành nhà xưởng
- Những vấn đề cần quan tâm khi đầu tư vào các khu công nghiệp
Các hoạt động sản xuất trong khu chế xuất
Để thành lập công ty chế xuất thì doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:
– Danh sách cổ đông hay thành viên công ty;
– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC khoản 4 Điều 19, từ ngày 01/01/2016, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng mức thuế suất là 17% khi doanh nghiệp chế xuất tiến hành đầu tư dự án mới trên địa bản có kinh tế - xã hội khó khăn. Quy định này được thể hiện tại Phụ lục ban hành cùng với Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, hiện nay là Mục 66 Phụ lục II của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn nộp thuế 2 năm và trong 4 năm tiếp theo giảm 50% số thuế phải nộp đối với nguồn thu nhập có từ việc thực hiện dự án mới theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC khoản 4 Điều 19 (Điều 6 của Thông tư 151/2014/TT-BTC).
Ưu đãi về tiền sử dụng đất: Theo điểm b khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn tiền thuê đất trong 7 năm.
Ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu:
- Hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan đi nước ngoài, hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào trong khu phi thuế quan và chỉ dùng trong khu phi thuế quan, hàng chuyển từ khu phi thuế quan này sang khi phi thuế quan khác không phải là các đối tượng cần chịu thuế theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2016.
- Doanh nghiệp chế xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu trong các trường hợp kể trên vì doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan.
Những ưu đã về thuế của doanh nghiệp chế xuất (Nguồn: Sưu tầm)
Đầu tư kinh tế trong khu chế xuất đều phải đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư để được thực hiện thêm các chức năng trên. Và khi đó, doanh nghiệp chế xuất phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa và thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất, đồng thời phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu. (Tham khảo thêm tại CV 4107/TCT-KK ngày 12/09/2017 về việc quản lý khai thuế đối với doanh nghiệp chế xuất).
Kizuna cho thuê nhà xưởng gần TPHCM, lập kế hoạch thuê xưởng ngay!
Tag: nhà xưởng 5000m2, nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ, nhà xưởng tiêu chuẩn haccp, quy chuẩn thiết kế nhà xưởng, nhà xưởng thông minh, nguyên tắc khi chọn nhà xưởng xây sẵn
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế“Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.
Khoản 8 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định“Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này, được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất”.
Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định “Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.
Pháp luật hiện hành không có quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp chế xuất và chi nhánh doanh nghiệp chế xuất trong cụm công nghiệp.
Theo đó, trường hợp Công ty đề nghị mở chi nhánh hạch toán phụ thuộc trong cụm công nghiệp sẽ không được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất.