CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Với phương châm khuyến khích học tập suốt đời, nâng cao trình độ theo kịp yêu cầu của công việc hiện tại và tương lai, đồng hành với phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân, UEH luôn sẵn lòng đón nhận các anh chị tham gia học các chương trình sau đại học của Trường, trước hết là các chương trình cao học.
Các chương trình cao học của Trường đã được thiết kế lại theo hướng quốc tế hóa, tiên tiến, tiệm cận với trình độ các nước trong khu vực, có tham khảo chương trình của nhóm 100 trường hàng đầu thế giới. Các chương trình này được bắt đầu áp dụng từ năm 2015. Trường hiện nay đang cung cấp trên 30 chương trình cao học thuộc các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý (trong đó có Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản lý công…), Luật học…
Đại đa số các chương trình được thiết kế theo 2 hướng: hướng ứng dụng 45 tín chỉ và hướng nghiên cứu 60 tín chỉ. Chương trình cao học theo hướng ứng dụng phù hợp với các anh chị đang làm thực tiễn tại các tổ chức, doanh nghiệp, với kết cấu gồm 38 tín chỉ dành cho các môn học và 7 tín chỉ dành cho luận văn. Chương trình cao học định hướng nghiên cứu dành cho các anh chị làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng hay cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, tư vấn, hoặc học lên tiến sĩ, với kết cấu gồm 46 tín chỉ cho các môn học và luận văn 14 tín chỉ. Với đa số các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, hết năm thứ nhất có thể chuyển đổi từ định hướng ứng dụng sang định hướng nghiên cứu, khi đó, ngoài những môn của định hướng ứng dụng, học viên sẽ học thêm 8 tín chỉ với 3 môn về thiết kế, phương pháp nghiên cứu cũng như các chủ đề nghiên cứu đương đại trong chuyên ngành. Luận văn hướng nghiên cứu đòi hỏi nghiên cứu hàn lâm, chuẩn tắc.
Hàng năm, Trường sẽ tuyển sinh 2 đợt vào tháng 3 và tháng 8, đợt tháng 3 nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa phương cụ thể, trong khi đó đợt tuyển đại trà, chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức vào tháng 8. Bắt đầu từ năm 2017, việc tổ chức thi tuyển sinh có nhiều thay đổi. Đại đa số các chuyên ngành khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý sẽ tuyển sinh với các môn thi: (i) Tiếng Anh; (ii) Kiểm tra năng lực (dạng GMAT) bằng tiếng Việt và (iii) 01 môn ngành. Tùy thuộc vào chuyên ngành dự thi, môn ngành sẽ là môn chủ chốt của các chuyên ngành, ví dụ, chuyên ngành Quản trị sẽ thi môn “Quản trị học”. Để chuẩn bị thi, Trường có tổ chức ôn tập và hướng dẫn thi trong tháng 1-2 cho đợt tháng 3 và trong tháng 6-7 cho đợt tháng 8.
Liên quan đến điều kiện dự tuyển, về nguyên tắc, để dự tuyển vào các chương trình cao học khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, các anh chị cần có bằng cử nhân khối ngành này, nếu bằng cử nhân khối ngành khác cần học bổ sung các môn cơ sở của khối ngành theo quy định của Trường trước khi dự thi. Riêng đối với các chuyên ngành Luật, người dự tuyển cần có bằng cử nhân luật mới được dự thi.
Tiếng Anh là một phương tiện sử dụng thường xuyên trong chương trình cao học. Do vậy đó là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp các anh chị đã có chứng chỉ tương đương B1, khung tham chiếu Châu Âu và Việt Nam còn hạn, được cấp bởi các tổ chức quốc tế và trường đại học trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, sẽ được miễn thi tuyển môn tiếng Anh. Trường đã và đang khuyến khích học viên cao học, nhất là học viên định hướng nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh cũng như cống bố trên các tạp chí quốc tế được thừa nhận.
Với phương châm khuyến khích học tập suốt đời, nâng cao trình độ theo kịp yêu cầu của công việc hiện tại và tương lai, đồng hành với phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân, UEH luôn sẵn lòng đón nhận các anh chị tham gia học các chương trình sau đại học của Trường, trước hết là các chương trình cao học.
Các chương trình cao học của Trường đã được thiết kế lại theo hướng quốc tế hóa, tiên tiến, tiệm cận với trình độ các nước trong khu vực, có tham khảo chương trình của nhóm 100 trường hàng đầu thế giới. Các chương trình này được bắt đầu áp dụng từ năm 2015. Trường hiện nay đang cung cấp trên 30 chương trình cao học thuộc các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý (trong đó có Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản lý công…), Luật học…
Đại đa số các chương trình được thiết kế theo 2 hướng: hướng ứng dụng 45 tín chỉ và hướng nghiên cứu 60 tín chỉ. Chương trình cao học theo hướng ứng dụng phù hợp với các anh chị đang làm thực tiễn tại các tổ chức, doanh nghiệp, với kết cấu gồm 38 tín chỉ dành cho các môn học và 7 tín chỉ dành cho luận văn. Chương trình cao học định hướng nghiên cứu dành cho các anh chị làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng hay cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, tư vấn, hoặc học lên tiến sĩ, với kết cấu gồm 46 tín chỉ cho các môn học và luận văn 14 tín chỉ. Với đa số các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, hết năm thứ nhất có thể chuyển đổi từ định hướng ứng dụng sang định hướng nghiên cứu, khi đó, ngoài những môn của định hướng ứng dụng, học viên sẽ học thêm 8 tín chỉ với 3 môn về thiết kế, phương pháp nghiên cứu cũng như các chủ đề nghiên cứu đương đại trong chuyên ngành. Luận văn hướng nghiên cứu đòi hỏi nghiên cứu hàn lâm, chuẩn tắc.
Hàng năm, Trường sẽ tuyển sinh 2 đợt vào tháng 3 và tháng 8, đợt tháng 3 nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa phương cụ thể, trong khi đó đợt tuyển đại trà, chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức vào tháng 8. Bắt đầu từ năm 2017, việc tổ chức thi tuyển sinh có nhiều thay đổi. Đại đa số các chuyên ngành khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý sẽ tuyển sinh với các môn thi: (i) Tiếng Anh; (ii) Kiểm tra năng lực (dạng GMAT) bằng tiếng Việt và (iii) 01 môn ngành. Tùy thuộc vào chuyên ngành dự thi, môn ngành sẽ là môn chủ chốt của các chuyên ngành, ví dụ, chuyên ngành Quản trị sẽ thi môn “Quản trị học”. Để chuẩn bị thi, Trường có tổ chức ôn tập và hướng dẫn thi trong tháng 1-2 cho đợt tháng 3 và trong tháng 6-7 cho đợt tháng 8.
Liên quan đến điều kiện dự tuyển, về nguyên tắc, để dự tuyển vào các chương trình cao học khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, các anh chị cần có bằng cử nhân khối ngành này, nếu bằng cử nhân khối ngành khác cần học bổ sung các môn cơ sở của khối ngành theo quy định của Trường trước khi dự thi. Riêng đối với các chuyên ngành Luật, người dự tuyển cần có bằng cử nhân luật mới được dự thi.
Tiếng Anh là một phương tiện sử dụng thường xuyên trong chương trình cao học. Do vậy đó là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp các anh chị đã có chứng chỉ tương đương B1, khung tham chiếu Châu Âu và Việt Nam còn hạn, được cấp bởi các tổ chức quốc tế và trường đại học trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, sẽ được miễn thi tuyển môn tiếng Anh. Trường đã và đang khuyến khích học viên cao học, nhất là học viên định hướng nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh cũng như cống bố trên các tạp chí quốc tế được thừa nhận.
+ Đăng ký tham gia chương trình cũng cấp các thông tin chương trình đào tạo thạc sĩ tại UEH: Đăng ký
Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:
Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.
Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.
Tên chuyên ngành: Toán ứng dụng
Tốt nghiệp nhóm ngành: Thống kê
Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10
Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8
Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 25 học viên.
Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ
Xem chi tiết tại Thông báo xét tuyển trình độ Thạc sĩ năm 2024 – đợt 1
Ngày 04/12/2024, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Vinh (Trung tâm KĐCLGD – ĐHV) phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (Trường ĐHNN) tổ chức đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chương trình đào tạo (CTĐT)
Trường ĐHNN-ĐHQGHN xin thông báo tuyển sinh lớp Dự bị tiến sĩ năm 2024 của Trường như sau: Thời gian đào tạo: 3 tháng (từ tháng 25/04/2024 đến 01/8/2024) Khai giảng: 25/04/2024 Thông báo Tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2024 của trường
ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023 -2028.
Trường ĐHNN, ĐHQGHN thông báo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà nội về việc ban hành Quy định mở ngành và điều chỉnh chương trình đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà
Phát huy thành công của các Hội thảo khoa học quốc tế IGRS dành cho học viên cao học (HVCH) và nghiên cứu sinh (NCS) 5 năm liên tiếp, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo IGRS lần
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN xin thông báo ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo Định hướng nghiên cứu và Định hướng ứng dụng chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh (dành cho sinh viên
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN xin thông báo ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo Định hướng nghiên cứu và Định hướng ứng dụng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh (dành cho sinh viên tốt nghiệp các chương
Trường ĐHNN-ĐHQGHN xin thông báo tuyển sinh các lớp Cấp chứng chỉ nghiệp vụ biên phiên dịch tiếng nước ngoài Khóa 04 (gồm 02 lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ biên – phiên dịch cơ bản và Bồi dưỡng nghiệp vụ biên – phiên dịch
Trường ĐHNN-ĐHQGHN xin thông báo tuyển sinh lớp Dự bị tiến sĩ khóa 06 của Trường như sau: Thời gian đào tạo: 4 tháng (từ tháng 20/12/2019 đến 23/4/2020) Khai giảng: 20/12/2019 Đối tượng: Thí sinh có nguyện vọng dự tuyển vào chương trình đào
Master of Business Administration