Các Loại Bánh Đặc Sản Của Việt Nam

Các Loại Bánh Đặc Sản Của Việt Nam

Ẩm thực truyền thống của Việt Nam là nhiều loại bánh khác nhau. Từ bắc chí nam thì sẽ không bao giờ kể đủ các loại bánh từ mặn đến ngọt. Tuy nhiên, không thể không kể đến những loại bánh có tên độc lạ ở Việt Nam, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách bốn phương. Cùng xem đó là những món bánh có cái tên lạ như thế nào nhé!

Ẩm thực truyền thống của Việt Nam là nhiều loại bánh khác nhau. Từ bắc chí nam thì sẽ không bao giờ kể đủ các loại bánh từ mặn đến ngọt. Tuy nhiên, không thể không kể đến những loại bánh có tên độc lạ ở Việt Nam, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho thực khách bốn phương. Cùng xem đó là những món bánh có cái tên lạ như thế nào nhé!

Bánh ép khô là phiên bản đặc biệt của bánh ép Huế

Bánh ép ăn liền hay còn gọi là bánh ép dẻo được ép trong thời gian ngắn, dẻo dai kết hợp cùng rau sống, đồ chua, ăn cùng nước mắm chua ngọt sền sệt vô cùng thú vị. . Đây là thức quà thích hợp lót dạ vào buổi chiều tối hay ăn khuya.

Bánh ép khô thì được ép trong thời gian dài, ép đến khi khô giòn. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy nó trông giống bánh tráng trứng nhưng thành phần và hương vị hoàn toàn khác. Thịt mỡ được rải đều, thêm chút hành lá và ép giòn, ăn kèm tương ớt rất dậy vị.

Có một cách ăn bánh ép khô rất thú vị đó là phết một chút pate và tương ớt lên miếng bánh và kẹp đôi lại với nhau. Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy vị giòn của bánh, vị béo của pate, vị cay của tương ớt vô cùng ngon miệng.

Và đây cũng chính là thức quà tiện lợi, mang hương vị Huế về nhà dành tặng cho bạn bè và người thân.

Bánh ép khô Thuận An ban đầu chỉ là thức quà ăn chơi của những đứa trẻ vùng biển, theo thời gian được nhiều người biết đến hơn và là món ăn nên thử đối với những ai đến Huế du lịch.

Sau khi được ép giòn, bánh được cho vào túi nilon và đóng gói kĩ, đảm bảo độ giòn đến tay khách hàng. Hiện nay, phương pháp hút chân không đang được áp dụng để bảo quản bánh; hạn chế bánh bị xìu do tiếp xúc với gió.

Bánh hoàn toàn không sử dụng chất phụ gia hay bất kì chất bảo quản nào nhưng vẫn đảm bảo đủ hương vị và màu sắc vô cùng hấp dẫn.

Mua bánh ép khô Thuận An ở đâu?

Những người con xa quê luôn xem bánh ép như một thứ tình quê khó phai trong lòng họ. Còn du khách thập phương; họ lựa chọn bánh ép khô để mang hương vị Huế về tặng cho bạn bè và người thân.

Sản phẩm bánh ép khô Thuận An chính gốc đã có mặt tại cửa hàng Quà Huế Online.

Bánh gio – đặc sản của người Tày

Trong danh sách những món bánh có tên kỳ lạ ở Việt Nam, có một loại bánh “nhầy nhầy”, mướt như thạch là đặc sản của người Tày nhưng dần được ưa chuộng rộng rãi trên cả nước. Đó là món bánh gio (hay còn gọi là bánh tro, bánh ú tro, bánh nắng, pẻng tấu).

Tên gọi của bánh gio xuất phát từ phụ liệu cốt yếu làm nên món bánh này: nước tro. Người làm bánh gio sẽ đốt các loại thảo mộc, dược liệu thành tro, vò mịn rồi đem lọc lấy nước tro màu vàng nâu. Nước tro sử dụng để ngâm gạo bánh và đồng thời là nước luộc bánh. Gạo để làm bánh gio là gạo nếp ngon.

Sau khi luộc chín, thành phẩm là một khối bột trong, “nhầy nhầy”, núng nính, có hình dạng tuỳ thuộc vào tay người gói (ở các địa phương khác nhau). Bánh ban đầu rất lạt, có màu hổ phách ánh lên, trong suốt như một khối ngọc. Khi nguội, bánh thanh mướt như thạch, thơm vị xoan vừng. Ăn chấm với mật mía hoặc đường cát, trở thành một thức bánh ngọt, già trẻ đều thích.

Bánh cáy cũng là một trong những món bánh có tên kỳ lạ ở Việt Nam; bắt nguồn từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi ăn, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt; bùi, lại có chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai.

Thú vị hơn nữa là lại được nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng trong tiết trời se se lạnh; vị trà ấm kết hợp với vị cay nóng của gứng trong miếng bánh sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm dạ; khoan khoái.

Bánh cáy Thái Bình là một loại bánh được làm từ gạo nếp, vừng; lạc kết hợp thêm các loại lá, quả để tạo ra các màu trắng; xanh, vàng cho miếng bánh. Có thể nói, đây là loại bánh rất đặc trưng mà ngoài Thái Bình ra không nơi nào có được.

Chứng kiến và biết được các công đoạn tỉ mẩn để làm nên chiếc bánh của người thợ làng Nguyễn; mỗi khi ăn bánh, bạn sẽ thấy những miếng bánh không chỉ có vị ngon đặc trưng mà còn chứa đựng cả tâm huyết; tình cảm gói trong từng lát bánh thơm ngon.

Có nguồn gốc từ Sóc Trăng; bánh cống Sóc Trăng được “khai sinh” bởi đồng bào người Khmer từ nhiều năm trước. Nhưng ngày nay, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất; và mang đậm nét mộc mạc của hương vị miền Tây.

Bánh cống hay bánh cóng là món bánh có tên kỳ lạ ở Việt Nam; bắt nguồn của tên gọi từ chính hình dạng của món ăn. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống; tựa như phin cà phê với lòng khá sâu. Và cũng chính cách gọi thú vị này mà bánh cống lại tạo ấn tượng gây chú ý cho thực khách.

Gần gũi và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết tạo ra những thành phẩm thơm ngon. Bánh cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu; chế biến, canh lửa, chiên bánh;… cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa bí quyết và kinh nghiệm.

Bánh gật gù – đặc sản Quảng Ninh

Bánh gật gù là món bánh có tên kỳ lạ ở Việt Nam; được nhiều thực khách cực kỳ ưa chuộng khi du lịch Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo có vẻ bề ngoài giống bánh ướt của miền Nam; bánh phở của miền Bắc. Bánh được cuộn tròn lại thành một cuộn dài; bánh có độ mềm nên khi cầm lên ăn thì cứ gật lên; gật xuống nên được gọi là bánh gật gù

Người Quảng Ninh thường ăn bánh gật gù vào buổi sáng; vừa ngon lại vừa no bụng. Đặc biệt người ta còn cho rằng bánh gật gù chẳng những ngon; bổ mà còn là thứ thuốc giải cảm. Miếng bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn; chấm thêm vị cay của ớt, miếng thịt mềm tan trong miệng; ăn vào thấy râm ran, xuýt xoa rất thích hợp cho những ngày mùa đông.

Mỗi loại bánh đều mang những hương vị đặc trưng khác nhau; tạo nên sự đa dạng trong cách chế biến, thưởng thức. Chúng đang góp phần tạo nên nét độc đáo trong nền ẩm thực Việt Nam. Tìm hiểu về nguồn gốc, cách chế biến những món bánh có tên kỳ lạ ở Việt Nam kể trên, chúng ta càng thêm trân trọng và gìn giữ nó, góp phần phát triển và duy trì bền vững đến mai sau. Bạn cảm thấy những món bánh có tên kỳ lạ này như thế nào? Hãy bình luận dưới trang RCC.

Có lẽ bánh ép Huế đã trở thành món ăn đường phố bình dị, có vị ngon hấp dẫn níu chân du khách. Đặc biệt, ai đến Huế cũng phải tìm mua và mang về một vài gói bánh ép khô. Bánh giòn, thơm và hương vị đậm đà chỉ muốn ăn mãi không thôi.

Không rõ chiếc bánh ép có từ lúc nào, từ viên bột lọc ban đầu, bánh ép xứ Thuận An có thêm thịt mỡ ướp muối, trứng gà, hành lá làm nên một thứ bánh đủ các hương vị; đánh thức mọi giác quan. Ngày nay, bánh ép được biến tấu thêm nhiều loại khác nhau; nhân bánh đa dạng từ nhân thịt, trứng, tôm, pate, bò khô….

Lò bánh ép ông Tùy hơn 40 năm tuổi ở Huế  hằng ngày vẫn nghe thấy tiếng trở khuôn bánh lập cập và âm thanh rin rít vui tai của bột bánh được ép chín. Mỗi ngày, cả gia đình phải thức từ nửa đêm để ép bánh khô cho kịp buổi sáng gia hàng. Buổi chiều, họ tiếp tục ép bánh ướt để phục vụ cho người dân địa phương và các bạn trẻ thích khám phá ẩm thực buổi quà vặt xế chiều.