Ảnh Cưới Hàn Quốc Cô Dâu Chú Rể

Ảnh Cưới Hàn Quốc Cô Dâu Chú Rể

Nhân tố chính để làm nên vẻ xinh đẹp rạng rỡ của cô dâu trong ngày thành hôn đó chính là chiếc váy cưới. Hiện nay phần lớn các cô dâu chú rể đều chọn giải pháp thuê váy cưới thay vì đặt may riêng vì tính kinh tế và nhanh chóng. Tuy nhiên, thị trường đa dạng, nhiều địa điểm cho thuê, nhiều kiểu dáng khác nhau khiến các cặp đôi lo ngại. Omni chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể thuê được một chiếc váy cưới ưng ý.

Nhân tố chính để làm nên vẻ xinh đẹp rạng rỡ của cô dâu trong ngày thành hôn đó chính là chiếc váy cưới. Hiện nay phần lớn các cô dâu chú rể đều chọn giải pháp thuê váy cưới thay vì đặt may riêng vì tính kinh tế và nhanh chóng. Tuy nhiên, thị trường đa dạng, nhiều địa điểm cho thuê, nhiều kiểu dáng khác nhau khiến các cặp đôi lo ngại. Omni chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể thuê được một chiếc váy cưới ưng ý.

BÍ QUYẾT XÁC ĐỊNH TÀI CHÍNH CHO MỘT CHIẾC VÁY CƯỚI

Để xác định được mức giá tổng quan ban đầu bạn có thể tham khảo những người quen biết hoặc liên hệ với một vài studio để có cái nhìn về mức giá trung bình, từ đó xem xét kinh tế và đưa ra ngân sách phù hợp. Việc xác định rõ số tiền phải chi sẽ giúp bạn chủ động hơn. Giá thuê váy cưới thông thường khoảng 30% – 70% chi phí may mới..

Mức giá chính xác phụ thuộc vào từng phân khúc, dao động từ 1-3tr cho phân khúc thấp, 3-10tr cho phân khúc trung bình và trên 10tr cho phân khúc cao cấp hơn. Ngoài ra để kiểm soát chi phí và tránh phát sinh bạn còn cần xem xét đến các khoản đi kèm như chi phí điều chỉnh thay đổi váy nếu có, chi phí theo thời gian thuê… Một mẹo khác để giảm chi phí thuê là hãy thuê váy cưới theo các gói combo, các gói ưu đãi, chương trình khuyến mãi đang diễn ra tại studio.

LƯU Ý VỀ KIỂM TRA VÁY VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ VÁY CƯỚI

Khi chốt được chiếc váy cưới ưng ý, cô dâu sẽ ký hợp đồng thuê váy cưới với studio. Bạn cần kiểm tra kĩ một vài điểm trong hợp đồng trước khi đặt bút ký:

Omni Bridal luôn cập nhật các bộ sưu tập váy cưới mới, đa dạng kiểu dáng để phù hợp với từng ngoại hình của nàng dâu. Luôn luôn có các combo tiện ích cho cô dâu chú rể. Nhân viên chuyên nghiệp, hợp đồng rõ ràng sẽ mang đến cho bạn sự yên tâm tuyệt đối.

Hình ảnh những chàng rể tập nói tiếng Việt bập bẹ hay thích thú trải nghiệm văn hóa thu hút cộng đồng mạng thời gian gần đây. Họ tự cho rằng, bản thân rất may mắn khi cưới được vợ Việt Nam.

Những cặp đôi Việt - Hàn dưới đây là minh chứng cho câu chuyện tình yêu đẹp, vượt qua khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ. Họ gặp gỡ, yêu nhau và quyết định tiến tới hôn nhân ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

Trong ký ức của Tôn Thảo (SN 1997, đến từ Hà Tĩnh), Đà Nẵng luôn là thành phố đặc biệt. Bởi tại nơi này, cô đã gặp gỡ nửa kia - Seung (đến từ Hàn Quốc).

3 năm trước, Thảo không nghĩ Seung sẽ là chồng tương lai của mình. Khi đó, Seung làm việc tại Đà Nẵng, Thảo công tác trong một công ty du lịch. Seung có ấn tượng với Thảo khi tình cờ dùng ứng dụng trò chuyện. Anh chủ động nhắn tin nhưng nhận lại sự thờ ơ.

Nhân duyên của cả hai chưa chấm dứt khi Seung tình cờ thấy trang cá nhân của Thảo một năm sau đó. Anh quyết định thử vận may lần nữa. Thay vì dùng tiếng Anh như lần trước, anh đã nhắn tin bằng tiếng Việt.

"Xem qua trang cá nhân, tôi biết được anh ấy đang học tiếng Việt, trông hiền lành, khá gần gũi, khác với những người bạn Hàn Quốc mà bản thân biết trước đó. Tôi đã chấp nhận làm quen", Thảo kể lại với phóng viên Dân trí.

Chàng rể Hàn Quốc về Hà Tĩnh đuổi gà nhà vợ (Video: NVCC).

Qua nhiều lần hẹn hò, Thảo thừa nhận, bản thân đã không biết khoảng thời gian chính xác "đổ" Seung. Bởi mỗi khi bên cạnh anh, cô luôn thấy sự ấm áp, chân thành, biết quan tâm mọi người.

Yêu nhau qua thời điểm dịch Covid-19, kế hoạch của cả hai có nhiều thay đổi. Seung phải trở về quê nhà, trong khi Thảo hoãn việc đi du học tại Hàn Quốc do công ty tài trợ. Năm ngoái, cô quyết định đi du học bằng chính số tiền tích góp được. Hiện tại, cô học năm cuối thạc sĩ.

Chuyện tình của đôi trẻ được cộng đồng mạng theo dõi và ủng hộ nhiệt tình. Tuy nhiên, họ từng bị hai bên gia đình cấm cản với lý do "cưới xa". Cặp đôi đã thuyết phục phụ huynh bằng cách ổn định sự nghiệp và chứng minh tình yêu bền chặt.

Giữa tháng 11, Thảo và Seung tổ chức đám cưới ở Hà Tĩnh. Mẹ chồng Thảo đã "quẩy" hết mình ở nhà gái. Thảo cho biết, mẹ chồng cưng chiều, nhiều lần tự lái xe dẫn cô đi mua sắm. Cặp đôi sẽ tổ chức đám cưới ở Hàn Quốc vào đầu năm sau.

Mối tình đầu năm 26 tuổi của cô gái Việt

Không gặp trắc trở về vấn đề gia đình như Thảo và Seung, cặp đôi Kem - Hoon nhanh chóng được bố mẹ hai bên ủng hộ. Tuy nhiên, tính cách khác biệt và sự e dè khi trải qua mối tình đầu của Kem là điều đôi trẻ phải vượt qua.

Kem (tên thật Nguyễn Thị Phương Thảo, SN 1995, đến từ Hải Phòng) hiện sống và làm việc tại Hàn Quốc. Công việc chính của cô là kinh doanh quần áo và sáng tạo nội dung. Cô gây chú ý khi trải qua mối tình ngọt ngào với Hoon - chàng trai Hàn Quốc làm IT (lĩnh vực công nghệ).

Hai năm trước, cả hai quen biết nhau nhờ có nhóm bạn chung. Sau lần gặp gỡ đầu tiên, Kem xác định Hoon không phải gu của mình. Ngược lại, Hoon đã trúng "tiếng sét ái tình" khi gặp nữ du học sinh Việt.

Hoon đã chủ động gửi lời mời kết bạn nhưng Kem không phản hồi. Sau một thời gian dài, anh mới biết được lời mời của mình bị "trôi" nên Kem không để ý. Khi được chấp nhận kết bạn, chàng trai xứ kim chi đã không ngừng thể hiện tình cảm, quyết tâm theo đuổi cô gái Việt.

Kem xa nhà, một mình đi học tại đất nước xa lạ. Cô đã quen với việc tự lập. Khi nhận được sự quan tâm từ bạn khác giới, cô không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm. Hơn nữa, cả hai cũng gặp rào cản về ngôn ngữ. Đôi lúc, họ hiểu lầm nhau vì những chuyện không đáng.

Mỗi khi không hiểu ý, họ lại bình tĩnh giải thích cho nhau nghe. Nhờ đó, tình cảm của cả hai ngày càng bền chặt. Cuối cùng, Kem chấp nhận Hoon là mối tình đầu của mình khi cô cảm nhận được sự chân thành.

Cặp đôi đã trải qua những ngày tháng bên nhau vui vẻ và không nghĩ đến chuyện về chung một nhà. Tuy nhiên, việc Kem chính thức tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc đã trở thành lý do để họ suy nghĩ xa hơn. Hoon muốn giữ Kem ở lại.

Tranh thủ lúc Kem về Việt Nam hồi tháng 7, Hoon đã bí mật sắp xếp buổi cầu hôn xúc động tại rạp chiếu phim. Kem không kiềm được nước mắt và gật đầu đồng ý. Cái kết viên mãn của chuyện tình Việt - Hàn đã thu hút hơn 9 triệu lượt xem.

Cặp đôi đã tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới truyền thống tại quê nhà cô dâu vào cuối tháng 10. Được khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống trong ngày trọng đại là mong ước của Kem kể từ khi cô nghĩ đến việc lấy Hoon.

So với Seung hay Hoon, Robin (SN 1992, đến từ Hàn Quốc) được nhận xét là chàng rể "rành" tiếng Việt nhất bởi anh có thời gian dài làm việc tại Việt Nam. Nhờ đó, anh mới gặp được vợ của mình - Lan Hương (đến từ Hải Phòng).

Câu chuyện của cả hai bắt đầu từ tình bạn. Không như những cặp đôi trên, chuyện tình của Hương và Robin không có sự lãng mạn của tuổi đôi mươi. Cả hai nên duyên vợ chồng bằng sự thẳng thắn, nhanh gọn, xác định xây dựng gia đình nhỏ khi sự nghiệp đã vững vàng.

Hương từng trải qua mối tình không hạnh phúc ở quá khứ. Cô không còn niềm tin vào tình yêu cho đến khi gặp Robin.

"Cảm ơn em đã được sinh ra. Anh đã sẵn sàng trở thành người chỉ yêu mình em cả đời này" là câu nói của Robin trong buổi cầu hôn trên du thuyền sang trọng hồi tháng 8.

Nhận được cái gật đầu của Hương, Robin khiến cộng đồng mạng bất ngờ khi tiếp tục về Việt Nam cầu hôn bố mẹ vợ. Anh đã tự đi mua hoa hồng, dàn cảnh để gây bất ngờ. Cuối cùng, anh được chấp nhận làm rể Hải Phòng.

Màn cầu hôn bố mẹ vợ của chàng rể Hàn Quốc (Video: Robin Shin).

Hiện tại, cặp đôi có công ty dược mỹ phẩm riêng tại xứ kim chi. Vì tính chất công việc, họ thường xuyên về Việt Nam để thăm gia đình. Những video hàng triệu lượt xem của Robin được ra đời từ dịp về nhà vợ.

Robin tự tin thể hiện khả năng nói tiếng Việt. Tuy nhiên, anh hay bị nhầm lẫn trong việc xưng hô. Chẳng hạn, việc anh xưng "em" khi trò chuyện với bố mẹ vợ cũng khiến cộng đồng mạng thích thú. Nhiều người cho biết, xem trang cá nhân của Robin cũng đủ khiến họ cười cả ngày.

Chàng rể Hàn còn gây ấn tượng với khả năng nấu ăn và chăm chỉ dọn nhà. Khi đi chợ quê, anh cũng không ngại mặc cả, ngồi nói chuyện với người bán.

Robin rất chịu khó trải nghiệm văn hóa Việt Nam (Ảnh: IGNV).